Đằng sau vị trí số 1

"Tôi cũng chẳng hiểu bảng giá mà Honda VN công bố chính thức làm gì khi mà hầu như người tiêu dùng chẳng thể mua được với giá đó ở bất kỳ HEAD nào..." - bạn Tan Hung (Hà Nội).

Honda Vision, Honda SH đua nhau kênh giá - Vì sao phải cố mua? - Ảnh 1.

Thực tế hiện nay là rất nhiều người tiêu dùng tỏ ra vô cùng bất khi khi các đại lý uỷ quyền của Honda (HEAD) bán ra một số mẫu xe cao hơn giá lẻ đề xuất của chính hãng. Điều này dẫn quy kết Honda Việt Nam phải có trách nhiệm liên đới hoặc chí ít, công bố giá bán lẻ đề xuất trên website của HVN có tính thuyết phục hơn, hoặc chí ít để người tiêu dùng có thể tham chiếu được. Mặc dù vậy, thời gian gần đầy câu chuyện này lại quay trở lại khi các mẫu Honda Vision hay Honda SH đang bị bán chênh khá cao so với giá bán công bố.

Mặc dù HVN đã không chỉ một lần thanh minh sự việc này là ngoài tầm kiểm soát của công ty, nhưng chỉ chắc chắn một điều, hình ảnh thương hiệu Honda trong mắt người tiêu dùng Việt, đã bị ảnh hưởng nhiều.

Tại sao?

Vậy thực tế nào đang diễn ra tại thị trường ô tô Việt Nam? Mối quan hệ giữa HVN, người tiêu dùng và các HEAD là như thế nào khi mà người dân phản ảnh các mẫu xe Honda trong thời gian qua đến tay người dân cao hơn nhiều so với giá bán mà HVN công bố;

Thứ nhất, HVN không bán sản phẩm trực tiếp đến tận tay người tiêu dùng mà thông qua các HEAD. Thứ hai, các HEAD không được nhận hàng ký gửi từ HVN mà phải trả tiền khi mua hàng, tức là quan hệ đối tác kinh doanh độc lập chứ các HEAD không thuộc quyền quản lý (về kinh doanh) của HVN.

Chính từ thực tế này đã dẫn đến việc các HEAD bán sản phẩm với giá bao nhiêu không phụ thuộc vào HVN, vì các sản phẩm đã hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của các HEAD, chứ không còn là của HVN nữa. Chính vì thế, đại diện Honda Việt Nam cho biết rằng hãng này không thể yêu cầu các HEAD bán xe với giá bao nhiêu, chưa kể việc là một thương hiệu chiếm thị phần lớn, HVN không thể ấn định (khống chế) giá bán cụ thể của từng sản phẩm khi ra thị trường vì đây là hành vi Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, Lạm dụng vị trí độc quyền (quy định tại Khoản 1 điều 24 Luật Cạnh tranh năm 2018*)

Điều này dẫn đến thực tế là có các mẫu xe mà HEAD bán ra có giá bán cao hơn so với giá bán từ HVN như Vision (chênh từ 14 – 18 triệu đồng), SH (chênh từ 11 – 22 triệu đồng)… nhưng cũng có các mẫu xe có giá bán thấp hơn giá công bố, như Winner X … đúng theo quy luật cung-cầu của thị trường.

Và nếu "Thực tế" hơn, sẽ dễ dàng nhận thấy nếu phải mua một mẫu xe Vision có giá bán tại HEAD cao hơn tới 18 triệu đồng, tức là khoảng 560 lít xăng và với mức tiêu thụ nhiên liệu của chiếc xe này, số tiền chênh giá có thể giúp bạn đi được gần 30.000 km – một con số thực sự đáng lưu tâm.

Có phải là trốn thuế hay gian lận?

Quyền lợi tối cao của người tiêu dùng là được sở hữu sản phẩm xứng đáng với số tiền bỏ ra, cũng như được hưởng những dịch vụ kèm theo, như bảo hành, bảo trì… và cả thái độ phục vụ của nhà phân phối.

Việc các HEAD tăng giá bán cao hơn giá niêm yết của HVN với các mẫu xe đang hấp dẫn khách hàng, như Air Blade, Lead… về mặt kinh doanh thuần túy là điều dễ hiểu. Ngược lại, với các sản phẩm không còn bán chạy như Winner X hay Blade… thì các HEAD khó có thể bán cao hơn giá niêm yết.

Câu chuyện sẽ có không  đáng nói nếu như các HEAD bán giá cao hơn nhưng lại xuất hóa đơn theo giá bán từ HVN (công bố), như một hình thức của việc trốn thuế (thu nhập doanh nghiệp). Tuy vậy cũng nên đặt câu hỏi: Nếu người mua xe từ chối nhận hoá đơn viết sai sự thật, liệu có doanh nghiệp nào có thể thực hiện điều sai trái này? Nếu người mua không đồng ý, liệu chuyện này có xảy ra trường - trả tiền một đằng, lấy hóa đơn một nẻo?

Trong khi đó, để khẳng định được các HEAD có hành vi trốn thuế hay không, rõ ràng phải đến kỳ thuế mà các công ty này báo cáo mới có thể khẳng định được việc có vi phạm hay không, trong khi vào thời điểm này rõ ràng khó có HEAD nào dám làm việc này khi mà trình độ dân trí của người dân và sự chặt chẽ của cơ quan quản lý, khó có công ty nào dám "tự bán đứng mình" chỉ vì những mối lợi trước mắt.

Quyền lợi người tiêu dùng là gì?

Nếu không hài lòng với việc giá bán xe HVN bị nhiều HEAD đẩy lên quá cao, thái độ phục vụ không tốt, chất lượng sản phẩm không ưng ý…, người tiêu dùng hoàn toàn có quyền lựa chọn thương hiệu khác, như Yamaha, Suzuki, SYM… Như vậy, không sớm thì muộn, chiến lược bán hàng và cách quản lý các HEAD như hiện nay của HVN chắc chắn sẽ phải thay đổi để giữ chân người tiêu dùng. Lúc đó, người tiêu dùng mới thực sự được làm "thượng đế".

Và nếu không có sự thay đổi phù hợp với nhu cầu thị trường, chắc chắn sẽ không ít khách hàng sẽ có cùng suy nghĩ và hành động giống bạn đọc dưới đây: "Tôi có ý định mua xe Vision của Honda Việt Nam, nhưng cũng như bao nhiêu người tiêu dùng khác, tôi rất bức xúc khi các HEAD đều bán xe với giá cao hơn giá công bố tới hơn 10 triệu đồng, chính vì vậy tôi đã nghĩ đến thương hiệu khác, hoặc sẽ đợi đến khi các HEAD phải giảm giá, với mức có thể chấp nhận được". – Bạn Minh Hoàng (Hà Nội) cho biết.