Tự tin khẳng định Bugatti – Rimac là "công ty hypercar hàng đầu thế giới", CEO Mate Rimac khẳng định 2 phía vẫn sẽ vận hành độc lập theo phong cách tự do của riêng mình, tương tự là công đoạn sản xuất xe vẫn giữ nguyên (Bugatti tại Molsheim, Pháp, Rimac tại Croatia).

Tổng hành dinh liên doanh này được đặt tại Croatia và phần lớn các linh kiện/công nghệ mới phục vụ các dự án hợp tác tương lai sẽ được phát triển tại đây. Dựa theo yếu tố này, 100% các dòng xe Bugatti giai đoạn hậu Chiron không ít thì nhiều sẽ sử dụng công nghệ truyền động điện hóa.

Hậu duệ Bugatti Chiron sẽ có tốc độ xé gió và không còn uống xăng nhờ công nghệ mới - Ảnh 1.

Quá trình thương thảo giữa Bugatti, Rimac, Porsche và cả tập đoàn mẹ Volkswagen đã kéo dài 18 tháng, chủ yếu xoay quanh việc làm sao đạt được cấu trúc phù hợp nhất cho liên doanh mới để chiều lòng các cổ đông lẫn các nhà đầu tư từ cả 2 phía.

Một slide trong bài thuyết trình của vị CEO hé lộ 3 dòng xe phủ bạt đen được khẳng định là "các mẫu xe mới đầy tính thú vị sẽ trở thành trái tim của thương hiệu Bugatti toàn cầu trong tương lai". Một chiếc trong số trên mang thiết kế đậm chất Bugatti (xe dưới cùng) trong khi 2 xe trên nhìn lạ lẫm hơn (chiếc ở giữa có phần giống Bolide).

Hậu duệ Bugatti Chiron sẽ có tốc độ xé gió và không còn uống xăng nhờ công nghệ mới - Ảnh 2.

Theo Autocar, đội hình xe Bugatti trong tương lai sẽ không chỉ gói gọn ở phân khúc hypercar như hiện tại với những sự bổ sung hứa hẹn "khác biệt" và "rất thú vị".

Cuối cùng, CEO Mate Rimac khẳng định trong thập kỷ này chắc chắn sẽ có xe thuần điện Bugatti chào sân, trước đó là các dòng xe "được hybrid hóa quy mô đáng kể".

Tham khảo: Carscoops

Hậu duệ Bugatti Chiron sẽ có tốc độ xé gió và không còn uống xăng nhờ công nghệ mới - Ảnh 3.