Google đã rất nỗ lực để phát triển công nghệ xe tự lái, có thể được xem là một trong những công ty công nghệ đi tiên phong trong lĩnh vực này. Ý tưởng là tạo ra những chiếc xe ô tô có thể tự di chuyển trên đường và xử lý những tình huống khó khăn mà không cần tới tài xế. Tuy nhiên việc áp dụng những chiếc xe tự lái như vậy vào thực tế đã gặp không ít những khó khăn.

Một startup công nghệ mới được thành lập đã có một ý tưởng hoàn toàn khác biệt. Startup này có tên là Nuro, được thành lập bởi hai cựu kỹ sư của Google. Khác với Google hay nhiều nhà sản xuất ô tô, Nuro không cố gắng tạo ra những chiếc taxi hay xe tải tự lái. Startup này muốn tạo ra một chiếc xe tự lái hoàn toàn khác biệt.

Hai kỹ sư rời bỏ Google để chế tạo một chiếc xe tự lái hoàn toàn khác biệt, không phải dùng để chở người - Ảnh 1.

Hai cựu kỹ sư của Google, Dave Ferguson và Jiajun Zhu.

Những chiếc xe tự lái của Nuro không phải để chở người mà sẽ được dùng để vận chuyển hàng hóa, một cách tự động. Ý tưởng của startup này là giải quyết vấn đề giao hàng bằng những chiếc xe tự lái.

Sự bùng nổ của thương mại điện tử, công nghệ robot và xe tự lái trong thời gian gần đây có thể chính là cơ hội giúp ý tưởng của Noro đạt được thành công. Người tiêu dùng đang ngày càng mua hàng trực tuyến nhiều hơn, kéo theo đó là nhu cầu đối với các dịch vụ giao hàng cũng tăng rất cao. Theo báo cáo của McKinsey, mảng kinh doanh này có thể đạt giá trị 86 tỷ USD trong năm 2018.

Amazon cũng đã phải nghĩ ra những ý tưởng như sử dụng drone để giao hàng, nhưng trên thực tế cho thấy không có tính hiệu quả cao. Noro có thể mang đến một giải pháp hoàn hảo nhất cho vấn đề này, với những chiếc xe tự lái đặc biệt của mình.

Chiếc xe tự lái Nuro R1

Hai cựu kỹ sư của Google đã tạo ra phiên bản đầu tiên của chiếc xe tự lái giao hàng, có tên là R1 (tuy nhiên đây cũng chưa phải là tên gọi chính thức). Bề ngoài của chiếc xe này trông giống như một hộp đựng thức ăn khổng lồ được gắn thêm 4 chiếc bánh xe.

Tuy nhiên hình dáng kỳ lạ của chiếc xe tự lái này lại khá giống với nguyên mẫu Firefly đầu tiên của Google. Nhưng cũng không có gì lạ khi Nuro được sáng lập bởi hai cựu kỹ sư của Google, có nhiều cảm hứng và ý tưởng được giữ lại.

Hai kỹ sư rời bỏ Google để chế tạo một chiếc xe tự lái hoàn toàn khác biệt, không phải dùng để chở người - Ảnh 2.

Phía trên nóc chiếc xe là một cụm cảm biến, bất ngờ khi nó bao gồm camera, radar và cảm biến LIDAR. Đây cũng là bộ cảm biến mà Google đã sử dụng cho những chiếc xe tự lái của mình.

Bên trong Nuro R1 không có chỗ ngồi cho người lái, không có các bảng điều khiển hay vô-lăng. Đó là do mục đích của chiếc xe này là không để con người vận hành, tất cả sẽ được điều khiển hoàn toàn tự động. Nội thất của chiếc xe chỉ có duy nhất hai khoang chứa đồ khá rộng.

Hai kỹ sư rời bỏ Google để chế tạo một chiếc xe tự lái hoàn toàn khác biệt, không phải dùng để chở người - Ảnh 3.

Đội ngũ phát triển của Nuro đã phải tự thu thập dữ liệu các tuyến đường, tự xây dựng bộ phần mềm để phù hợp với nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa thay vì vận chuyển hành khách. Ban đầu ý tưởng là để những chiếc R1 chạy trên vỉa hè, nhưng sau đó ý tưởng đã bị loại bỏ và những chiếc xe này sẽ phải chạy trên đường chính giống như một chiếc ô tô thực thụ.

Đồng sáng lập Dave Ferguson cho biết: “R1 có chiều cao tương đương với một chiếc Toyota Highlander, nhưng có chiều rộng chỉ bằng một nửa. Đó là một lợi thế lớn giúp chiếc xe có thể xử lý một số tình huống khó”.

Hai kỹ sư rời bỏ Google để chế tạo một chiếc xe tự lái hoàn toàn khác biệt, không phải dùng để chở người - Ảnh 4.

Xe tự lái Nuro R1.

Tuy nhiên Nuro vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn. Do chiếc xe không có người lái, nên việc giao hàng sẽ được thực hiện như thế nào sau khi chiếc xe đến địa điểm hẹn trước? Điều gì sẽ xảy ra nếu một ai đó ăn trộm những món đồ bên trong?

Nuro đã gọi vốn được 92 triệu USD và đang đám phán với một số nhà bán lẻ để có thể cung cấp dịch vụ giao hàng của mình. Cũng có thể nếu như Nuro đạt được những thành công nhất định, startup này sẽ lọt vào tầm ngắm của những công ty lớn như Amazon.

Việc thâu tóm Nuro có thể là một bàn đạp tốt để Amazon hoàn thiện đế chế thương mại điện tử của mình.

Tham khảo: Business Insider