Trong tuần trước, Ford đã công bố hợp tác với tập đoàn Alibaba để tìm hiểu tiềm năng bán xe Ford qua mạng thông qua nền tảng bán lẻ Tmall. Dù chưa công bố kế hoạch cụ thể, Ford cho biết họ đang nghiên cứu sử dụng hệ thống tòa nhà bán xe tự động, nơi khách hàng tìm hiểu một "đại lý ảo" trên ứng dụng smartphone mô phỏng lại tòa nhà thật bên ngoài, chọn xe và chờ xe chuyển xuống tầng trệt – concept từng được sử dụng tại Singapore hay Dubai trước đây.

>>> Hệ thống đỗ xe và bán hàng dạng tầng tại Singapore

Ngoài ra, Lincoln, thương hiệu xe sang của Ford cũng cho biết hãng đã đi vào thử nghiệm 3 ý tưởng bán hàng khác nhau tại tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, đó là: bán hàng qua mạng 100% sử dụng công nghệ thực tế ảo (VR) và smartphone; các trung tâm bán hàng di động; và các đại lý giao xe mini với chỉ một vài xe trưng bày cùng khoang dịch vụ.

Ford bán xe online tại Trung Quốc - Thuốc thử trước khi toàn cầu hoá? - Ảnh 1.

Lincoln dù tham gia muộn nhưng cũng đã đạt mức độ thành công đáng kể tại Trung Quốc.

Theo lời Ford/Lincoln, phương pháp chứng tỏ mình thành công nhất hoàn toàn có thể được hãng áp dụng tại quê nhà Bắc Mỹ và sau đó là các thị trường thích hợp trên quy mô toàn cầu.

Việc lựa chọn thử nghiệm tại Trung Quốc được đánh giá là bước đi đúng đắn. Đầu tiên, đây là một thị trường có tính cạnh tranh cao đi kèm mức tăng trưởng tốt. Tiếp theo, người dân tại đây cũng đang rất hào hứng với việc mua hàng qua mạng (đã trở thành trào lưu trong vài năm qua), tương tự người tiêu dùng Mỹ. Tuy vậy, điều này cũng gây áp lực đáng kể tới mạng lưới đại lý mà Ford đã thiết lập tại đây trong nhiều năm trời nếu thành công.

Ford bán xe online tại Trung Quốc - Thuốc thử trước khi toàn cầu hoá? - Ảnh 2.

Ford/Lincoln vẫn sẽ có cách tận dụng các đại lý truyền thống nếu chuyển hướng kinh doanh sang theo hướng thương mại điện tử.

Nhận biết được điều này, Ford/Lincoln đã lên tiếng đảm bảo tương lai cho hệ thống bán hàng truyền thống của mình tại Trung Quốc – một động thái cũng để làm an lòng chính hệ thống bán hàng tại quê nhà của họ. Theo lời Ford, họ vẫn sẽ đóng vai trò tối quan trọng trong kế hoạch kinh doanh của tập đoàn, ám chỉ việc hãng vẫn có thể cải tạo các đại lý bán xe truyền thống sang mục đích khác phục vụ cho tương lai.

Lấy ví dụ như Lincoln, họ vẫn đang mở cửa các showroom mới tại Trung Quốc với tốc độ đôi khi lên tới 1 showroom/tuần kể từ khi ra mắt thị trường này vào năm 2014, đơn giản bởi tại đây (cũng như tại Nhật Bản), trải nghiệm thực tế đóng 1 phần không nhỏ trong quyết định mua xe của khách hàng.

Cảm giác được sờ tận tay, trải nghiệm từng tính năng mà xe trang bị bao giờ cũng tốt hơn là ngồi trên mạng đọc các dòng chữ khô khan nếu bạn dành được đôi chút thời gian để đến tận nơi. Họ đang có khoảng 90 showroom và con số này sẽ sớm tăng lên 100 vào tháng 1/2018. Tuy vậy trong các năm tới tốc độ tăng trưởng này chắc chắn sẽ chậm lại bởi các hướng tiếp cận mới vừa nhắc tới ở trên của Lincoln. Để dễ so sánh, các đối thủ trực tiếp của họ tại Trung Quốc đều có ít nhất 500 tới 600 showroom trên lãnh thổ đất nước châu Á.

Ford bán xe online tại Trung Quốc - Thuốc thử trước khi toàn cầu hoá? - Ảnh 3.

Việc thử nghiệm bằng một số lượng đại lý nhỏ mới (nhưng ở thị trường phù hợp) chính là những gì Ford/Lincoln cần khi họ không dám mạo hiểm với hệ thống phân phối đã đi vào ổn định tại Mỹ.

Theo chủ tịch Amy Marentic của Lincoln Trung Quốc, "vì là thương hiệu cuối cùng tham dự sân chơi xe sang tại Trung Quốc, chúng tôi cần tìm kiếm các giải pháp sáng tạo. Không điều gì bắt buộc Lincoln phải mở hàng trăm showroom tại đây. Nếu thị trường chuyển hướng sang bán hàng online, chúng tôi chắc chắn sẽ có lợi thế dẫn trước".

Chính vì vậy, bài toán thử của Lincoln tại Hồ Nam – khu vực có diện tích ngang bằng bang Kansas với 70 triệu dân, theo họ, là tối cần thiết. "Chúng tôi thậm chí có thể chuyển đổi sang bán xe online 100% ngay từ bây giờ nhưng vẫn cần thêm kết quả phân tích và bàn bạc kỹ lưỡng với các nhà đầu tư", vị chủ tịch nhận định.