Hết lỗi về cháy nổ pin tới những quản lý cấp cao rời bỏ khỏi công ty.
Doanh nhân người Trung Quốc - anh William Li mới đây đã mất danh hiệu tỷ phú (Đô la) sau khi công ty sản xuất xe điện NIO của anh mất tới 58% giá trị trong năm nay. 'Ông trùm' 44 tuổi, còn được mọi người gọi là 'Elon Musk của Trung Quốc', đã chứng kiến khối tài sản của mình bốc hơi 1.2 tỷ trong chỉ 4 tháng, và hiện chỉ còn 457 triệu USD.
Vào thứ 2 tuần này, NIO thông báo rằng công ty đã mất tới 2 người nhân viên cấp cao của mình. 2 người quản lý phần mềm của hãng là Li Zhuang và Angelika Sodian từng làm việc tại Anh hiện đã không còn giữ chức tại NIO. Chỉ một vài ngày trước, NIO cũng đã phải gửi thông tin thu hồi tới 4,803 chiếc SUV mã ES8 vì lỗi về pin, có thể dẫn tới cháy nổ. Số xe bị thu hồi bằng 1 phần 3 số xe mà hãng đã bán ra từ trước tới nay!
Không dừng lại ở đó, giới chuyên gia cũng cảnh báo rằng NIO sẽ còn gặp nhiều trở ngại trong con đường phát triển trong thời gian sắp tới, khi thị trường xe điện tại Trung Quốc có dấu hiệu chững lại. Bắc Kinh đang giảm hỗ trợ kinh phí cho các hãng trong nước và mở cửa cho các hãng của nước ngoài tiếp cận thị trường Trung Quốc. NIO chắc chắn sẽ sống sót với dây chuyền sản xuất lớn, nhưng việc hãng không còn phát triển cũng sẽ ảnh hưởng đến thị trường xe điện nói chung.
"Trong vòng 2 năm, do nguồn tiền đầu tư giảm dần nên các hãng xe điện hạng 2 sẽ không còn đất sống. Họ sẽ không có vốn để đầu tư cơ sở vật chất và không thể phát triển được." - Teng Yong, quản lý của công ty tư vấn L.E.K.
Đối với NIO thì sự đi xuống đã bắt đầu từ đầu năm nay. Trong quý 1, công ty chỉ giao được 3,989 chiếc ES8, giảm từ 7,980 của quý trước đó. Doanh thu cũng vì vậy mà giảm 54.6% từ 395 triệu USD xuống còn 229 triệu.
Vào 2020, Bắc Kinh có kế hoạch sẽ từ bỏ hẳn tiền hỗ trợ sản xuất với NIO. Vào các năm trước, hãng nhận 67,500 Tệ cho mỗi chiếc ES8 bán ra (có giá từ 448,000 tới 506,000), nhưng đã giảm xuống chỉ còn 11,520 vào năm nay.
Theo Louis Hsieh - COO của hãng thì "Hãng sẽ chứng kiện sự giảm về lượng xe bán ra trong quý 2 năm nay". Ông đổ lỗi cho 3 yếu tố: tình hình tài chính vi mô đang trong tình trạng yếu, thị trường ô tô điện đang trong đà giảm và sự cắt giảm về tiền hỗ trợ của chính phủ như đã đề cập ở trên. NIO được cho là sẽ tái cơ cấu lại để tăng tính hiệu quả để tiếp tục cạnh tranh trong tương lai.
Hiện nhiều đối thủ của NIO (là các hãng xe nội địa nhỏ hơn) đang bị bỏ lại khá là xa. Nhiều hãng 'nhảy vào' một cách nóng vội vào thị trường đã từng 'béo bở' này, nhưng rồi thất bại khi các nhà đầu tư bắt đầu nghi ngờ về cách họ hoạt động. Từ tháng 1 đến 4 năm nay, thị trường xe điện tư nhân nói chung của Trung Quốc nhận được 783 triệu USD tiền đầu tư, tức chỉ bằng 1 phần nhỏ so với con số 5.97 tỷ USD của năm ngoái!
Theo Ken Xu tại Gobi Partners thì: "Việc chính phủ không còn hỗ trợ tài chính sẽ giúp thị trường có những sản phẩm chất lượng cao hơn, giá rẻ hơn nhờ vào sự cạnh tranh của các hãng. Sẽ chỉ còn 2 đến 3 hãng làm xe chính, vì các start up mới sẽ không thể sống sót được trong thời gian sắp tới."
Hãng xe Xpeng (có vốn đầu tư lớn từ Alibaba) muốn trở thành một hãng sống sót đó. Chủ tịch của hãng là ông Brian Gu nói rằng hãng vừa nhận được số tiền đầu tư 587 triệu USD giúp giá trị của hãng tăng lên 4 tỷ USD. Nhà sáng lập hãng là ông He Xiaopeng được cho là có khối tài sản lên tới 1.3 tỷ USD.
Theo anh Brian Gu: "Điều khó khăn hiện nay là một số hãng sản xuất xe lớn đang không phát triển, khiến cho cả thị trường cũng không thể đi lên được. Các nhà đầu tư cũng trở nên thận trọng hơn với đồng tiền của mình, chỉ chọn những hãng mà họ có thể tin tưởng."
Vào năm sau, Tesla cũng sẽ đánh mạnh vào thị trường Trung Quốc bằng việc sản xuất và bán chiếc Model 3 tại nội địa Trung Quốc, càng làm cho thị trường này có trở nên đông đúc. Theo anh Leng từ L.E.K. thì: "Các hãng lớn mà có thể thay đổi một cách 'mềm dẻo' với chính sách của chính phủ thì sẽ có cơ hội sống sót, còn các 'tay chơi' mới thì có lẽ sẽ không có cửa để phát triển."