Một công ty Mỹ đang hy vọng sẽ đưa hành khách lên tầng bình lưu của Trái đất trong một chiếc khinh khí cầu khổng lồ chứa đầy khí heli có kích thước lớn hơn một sân bóng đá.

Du lịch tương lai: Bay trên khinh khí cầu khổng lồ ở tầng bình lưu nhưng giá siêu đắt, mỗi vé giá tới hơn 50.000 USD  - Ảnh 1.

Khinh khí cầu sẽ bay lên độ cao khoảng 30.480 mét, tương đương hơn 3km so với mặt đất và mang theo một khoang hành khách lớn. Từ đây, hành khách có thể phóng tầm nhìn ra ngoài vũ trụ và cảm nhận được độ cong và bầu khí quyển của Trái Đất.

Ý tưởng trên đang được World View, một công ty ở Arizona phát triển. Ước tính một vé tham quan như thế này có giá khoảng 50.000 USD (khoảng 1,1 tỷ đồng).

Các chuyến bay của World View dự kiến sẽ bắt đầu vào năm 2024 và sẽ cất cánh từ các địa điểm gần với một số kỳ quan trên thế giới, bao gồm vực núi Grand Canyon ở Arizona, Mỹ hay rạn san hô ngầm Great Barrier Reef ở Úc và Kim tự tháp Giza ở Ai Cập.

Dale Hipsh, chủ tịch du lịch và thám hiểm của công ty cho biết trải nghiệm này sẽ cung cấp cho hành khách những trải nghiệm tổng quan và thay đổi suy nghĩ, cách nhìn về hành tinh và vũ trụ.

Hipsh chia sẻ: "Những gì chúng tôi mong muốn thông qua các chuyến bay bằng khinh khí cầu lên tầng bình lưu ở độ cao hơn 3km là để các nhà thám hiểm ngắm nhìn độ cong của Trái đất và đường mỏng màu xanh lam của bầu khí quyển phân cách với không gian tăm tối ngoài kia".

Điều mà World View nhắm đến là tạo ra sự khác biệt so với các công ty du lịch vũ trụ khác bằng cách đem tới những trải nghiệm sang trọng.

Vào ngày phóng khinh khí cầu, mọi người sẽ lên khoang chứa đủ cho 8 hành khách và 2 thành viên phi hành đoàn vài giờ trước khi mặt trời mọc.

Du lịch tương lai: Bay trên khinh khí cầu khổng lồ ở tầng bình lưu nhưng giá siêu đắt, mỗi vé giá tới hơn 50.000 USD  - Ảnh 2.
Du lịch tương lai: Bay trên khinh khí cầu khổng lồ ở tầng bình lưu nhưng giá siêu đắt, mỗi vé giá tới hơn 50.000 USD  - Ảnh 3.
Du lịch tương lai: Bay trên khinh khí cầu khổng lồ ở tầng bình lưu nhưng giá siêu đắt, mỗi vé giá tới hơn 50.000 USD  - Ảnh 4.
Du lịch tương lai: Bay trên khinh khí cầu khổng lồ ở tầng bình lưu nhưng giá siêu đắt, mỗi vé giá tới hơn 50.000 USD  - Ảnh 5.
Du lịch tương lai: Bay trên khinh khí cầu khổng lồ ở tầng bình lưu nhưng giá siêu đắt, mỗi vé giá tới hơn 50.000 USD  - Ảnh 6.

Mười lăm phút sau khi cất cánh, độ cong của Trái đất sẽ trở nên rõ ràng hơn. Sẽ mất khoảng 2 giờ để leo lên rìa không gian, sau đó khinh khí cầu sẽ lơ lửng ở độ cao tối đa để hành khách có thể thưởng ngoạn quang cảnh trước khi hạ cánh.

Chuyến bay sẽ kéo dài từ 6-8 giờ nhưng vé còn bao gồm trải nghiệm năm ngày ở các khách sạn boutique, khám phá các địa điểm tự nhiên gần nơi cất cánh, ăn uống tại nhà hàng địa phương, spa, yoga và các hoạt động khác.

Ông Hipsh cho biết vé từ bãi đỗ ở Grand Canyon hiện đã bán hết cho năm 2024.

Các địa điểm phóng khác đang được xây dựng và lên kế hoạch, bao gồm tại Serengeti ở Kenya, Na Uy, nơi có thể nhìn thấy cực quang, Amazonia ở Brazil, một địa điểm gần Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc và gần Kim tự tháp Giza ở Ai Cập.

Ông Hipsh chia sẻ thêm: "Ý định của chúng tôi là cung cấp một loạt các hoạt động trải nghiệm các điểm đến cụ thể mà hành khách ở đó".

Hành khách sẽ không gặp phải tình trạng không trọng lực xuyên suốt chuyến bay vì khoang hành khách đã có bộ phận điều áp, điều hòa không khí và đủ lớn để khách có thể đi lại xung quanh.

Du lịch tương lai: Bay trên khinh khí cầu khổng lồ ở tầng bình lưu nhưng giá siêu đắt, mỗi vé giá tới hơn 50.000 USD  - Ảnh 7.
Du lịch tương lai: Bay trên khinh khí cầu khổng lồ ở tầng bình lưu nhưng giá siêu đắt, mỗi vé giá tới hơn 50.000 USD  - Ảnh 8.
Du lịch tương lai: Bay trên khinh khí cầu khổng lồ ở tầng bình lưu nhưng giá siêu đắt, mỗi vé giá tới hơn 50.000 USD  - Ảnh 9.
Du lịch tương lai: Bay trên khinh khí cầu khổng lồ ở tầng bình lưu nhưng giá siêu đắt, mỗi vé giá tới hơn 50.000 USD  - Ảnh 10.
Du lịch tương lai: Bay trên khinh khí cầu khổng lồ ở tầng bình lưu nhưng giá siêu đắt, mỗi vé giá tới hơn 50.000 USD  - Ảnh 11.
Du lịch tương lai: Bay trên khinh khí cầu khổng lồ ở tầng bình lưu nhưng giá siêu đắt, mỗi vé giá tới hơn 50.000 USD  - Ảnh 12.

Mặc dù khinh khí cầu không đi vào vũ trụ nhưng Cục Hàng không Liên bang Mỹ vẫn phân loại nó là tàu vũ trụ vì độ cao mà nó sẽ đạt tới.

Đồ ăn thức uống sẽ được phục vụ đầy đủ và có nhà vệ sinh riêng trên tàu. Ngoài ra bên trong khoang còn có ghế ngả, cửa sổ rộng lớn cho tầm nhìn 360 độ, kết nối dữ liệu tốc độ cao và kính viễn vọng.

World View là công ty đã có hơn 7 năm kinh nghiệm với các chuyến bay trên tầng bình lưu. Công ty đang vận hành Stratollites, một loại khinh khí cầu đặc biệt chuyên chở hàng hóa và con người, phục vụ cho những chuyến đi dài.

Nhà sản xuất cho biết, toàn bộ hệ thống bay và công nghệ của khinh khí cầu đều đã được cấp bằng sáng chế và đảm bảo an toàn. Ngoài ra luôn có các biện pháp dự phòng nếu có bất kỳ trục trặc nào xảy ra.

Du lịch tương lai: Bay trên khinh khí cầu khổng lồ ở tầng bình lưu nhưng giá siêu đắt, mỗi vé giá tới hơn 50.000 USD  - Ảnh 13.

Khinh khí cầu khi quay trở lại bề mặt đất

Du lịch tương lai: Bay trên khinh khí cầu khổng lồ ở tầng bình lưu nhưng giá siêu đắt, mỗi vé giá tới hơn 50.000 USD  - Ảnh 14.

Bộ phận hạ cánh sử dụng hệ thống đệm khí, đảm bảo quá trình tiếp đất êm ái

Hiện nay ngoài World View còn có khá nhiều các công ty du lịch vũ trụ đang triển khai dịch vụ này. Ví dụ như Space Perspective, một công ty kinh doanh dịch vụ đưa hành khách lên tầng bình lưu bằng khinh khí cầu. Giá mỗi lần bay là 125.000 USD. Các chuyến bay sẽ cất cánh từ Trung tâm Vũ trụ Kennedy ở Florida và cũng đạt độ cao 3km. Dự kiến dịch vụ sẽ bắt đầu hoạt động vào năm 2024. Tuy nhiên các chuyến bay đã được đặt hết cho đến năm 2025.

Hay Blue Origin, một công ty vũ trụ tư nhân của tỷ phú Amazon Jeff Bezos đang triển khai các chuyến bay dưới quỹ đạo và hành khách có thể trải nghiệm không trọng lượng trong khoảng bốn phút.