Một phần do không nhận được nhiều sự ủng hộ của người tiêu dùng Mỹ, phần vì cần chọn địa điểm có chi phí nhân công rẻ hơn và cũng tiếp đón mình nồng hậu hơn, Tesla/Elon Musk vẫn chưa dám triển khai dự án đầy tham vọng của mình. Trong bối cảnh đó, Virgin Hyperloop One đã chiếm trước tiên cơ khi quyết định chọn Ấn Độ làm nơi triển khai Hyperloop đầu tiên.

Với nguồn tài chính hỗ trợ phía sau là Sir Richard Branson – một trong những người giàu nhất nước Anh, Virrgin Hyperloop One xác nhận đã đạt được thỏa thuận với Ấn Độ. Thông tin này được CEO Jay Walder xác nhận với Yahoo Finance, đồng thời ông cũng cho biết dự án đã bắt đầu triển khai các công đoạn đầu tiên.

Mumbai - Pune Hyperloop

"Hành trình Hyperloop đầu tiên trên thế giới sẽ kết nối người dùng Ấn Độ tại Mumbai và Pune (khoảng cách khoảng 120 km). Dự kiến tới 2020 chúng tôi sẽ bắt tay vào thi công dự án", Walder hồ hởi chia sẻ.

Trước đó, khá nhiều quốc gia cũng như thành phố lớn trên thế giới đã bày tỏ sự ngưỡng mộ với Hyperloop, "nặng ký" nhất trong số đó là Dubai. Tuy nhiên, công nghệ này vẫn đang ở ngưỡng chưa chín muồi nên đến giờ mới nhen nhóm được thực hiện.

Hyperloop vận hành như thế nào?

Lần cuối Virgin Hyperloop One thử nghiệm công khai hệ thống tàu siêu tốc là vào cuối 2017 với tốc độ tối đa chạm ngưỡng… gần 400 km – kém xa con số dự kiến ban đầu của họ là 1.080 km. Ở lần ứng dụng thực tế này hãng tiếp tục đặt mục tiêu đạt tốc độ lên tới 4 chữ số sau 2 năm "mài dũa" công nghệ.

Tham khảo: Carscoops

Đây là quốc gia có Hyperloop 1.000 km/h đầu tiên! - Ảnh 3.