Cảnh sát cơ động có thẩm quyền xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe môtô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe môtô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ.
Gần đây, tôi tham gia giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội, thấy những trường hợp cảnh sát cơ động dừng xe, kiểm tra giấy tờ cả ban ngày lẫn ban đêm. Vậy tôi muốn biết, cảnh sát cơ động có được quyền dừng xe của người tham gia giao thông hay không?
Hồng Anh, Giảng Võ, Hà Nội
Qua trao đổi với luật sư Nguyễn Trung - Đoàn luật sư Hà Nội được biết:
Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, theo khoản 4 Điều 68 về phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm, điều, khoản của nghị định này.
Theo đó, cảnh sát cơ động có thẩm quyền xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe môtô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe môtô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ các hành vi sau: (Quy định tại một số điểm, điều, khoản của điều 6 Nghị định 171/2013/NĐ-CP)
Trong đó có một số lỗi như: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe;
b) Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;
c) Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh;
d) Điều khiển xe thành nhóm từ 2 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định.
8. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm Khoản 7 Điều này mà gây tai nạn giao thông hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ.
9. Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 24 tháng (trong trường hợp có Giấy phép lái xe) hoặc phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng (trong trường hợp không có Giấy phép lái xe hoặc có nhưng đang bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe) đối với người điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy.
Cảnh sát cơ động có quyền dừng xe và kiểm tra hành chính nếu thấy đối tượng có dấu hiệu nghi vấn. Vì vậy, nếu người tham gia giao thông dừng xe thì cảnh sát cơ động có quyền kiểm tra giấy phép lái xe, đăng ký xe, hay một số giấy tờ khác.