Trong căn phòng phủ kín ánh đèn trắng, một người thợ đang tỉ mỉ kiểm tra bề mặt sơn. Ở đây, dù khiếm khuyết nhỏ cỡ nào trên bề mặt cũng bị từ chối. Cách đó không xa, khối động cơ W16 đồ sộ đang được đặt vào bộ khung, ngay phía sau buồng lái. Thỉnh thoảng, những con người ở đây lại tập trung trong phòng họp, cùng ngồi xuống để tìm cách giải quyết một vấn đề.

Nơi này không có dây chuyền lắp ráp hàng loạt, số lượng xe sản xuất cùng lúc vào giai đoạn cao điểm nhất cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Bugatti - Sự tái sinh của những chiếc siêu xe nhanh nhất thế giới - Ảnh 1.

Sản xuất ô tô, nhưng mọi người không gọi đây là nhà máy. Thậm chí, những người đứng đầu còn gọi nó là studio, nơi vốn chỉ dành cho giới nghệ sĩ hoặc nghệ nhân làm việc. Có thể nhiều người sẽ cho đó là khoe khoang, nhưng 'studio' đã là từ phù hợp nhất để đặt tên. Và chào mừng bạn đến ngôi nhà của Bugatti ở Alsace, Pháp.

Được xây dựng năm 2005 bởi tập đoàn Volkswagen, trụ sở của Bugatti nằm tại thị trấn Molsheim, nơi Ettore Bugatti khởi dựng lên thương hiệu Automobiles E. Bugatti vào thập niên 1900, với tham vọng phát triển những chiếc xe nhanh nhất, đẹp nhất và đắt nhất thế giới.

Bugatti - Sự tái sinh của những chiếc siêu xe nhanh nhất thế giới - Ảnh 2.

Nhưng để Bugatti phát triển lớn mạnh như ngày nay, công lao lớn nhất lại thuộc về Volkswagen. Tập đoàn này đã vực dậy hãng siêu xe nước Pháp với tinh thần mà Ettore Bugatti gây dựng trong suốt nửa đầu thế kỷ 20.

Bugatti - Sự tái sinh của những chiếc siêu xe nhanh nhất thế giới - Ảnh 3.

Chỉ hơn 2 thập kỷ trước, doanh nhân người Ý Romano Artioli, chủ sở hữu Bugatti chính thức nộp đơn phá sản. Sau cái chết của Ettore Bugatti vào năm 1947, thương hiệu siêu xe nước Pháp chưa một lần tìm lại được ánh hào quang đã mất.

Quãng thời gian u tối ấy, những người đứng đầu Bugatti rất nỗ lực để vực dậy công ty. Nổi bật nhất là sự xuất hiện của EB110, một siêu xe được giới chuyên môn đánh giá cao, nhưng cho đến cuối cùng, họ vẫn không thành công.

Bugatti - Sự tái sinh của những chiếc siêu xe nhanh nhất thế giới - Ảnh 4.

Sau khoảng 6 năm phá sản, Volkswagen mua lại Bugatti vào năm 1998. Nhưng những gì tập đoàn nước Đức nhận được chỉ đơn thuần là một cái tên và một logo hình bầu dục màu đỏ.

Cùng năm đó, Volkswagen cũng mua lại Bentley, một thương hiệu xe siêu sang Anh quốc. Dưới nhiều thập kỷ chịu sự quản lý Rolls-Royce, Bentley chỉ tồn tại như một thương hiệu không có nhiều đặc sắc nằm dưới tầm của Rolls-Royce.

Bugatti - Sự tái sinh của những chiếc siêu xe nhanh nhất thế giới - Ảnh 5.

Khi về tay Volkswagen, Bentley tìm được bản ngã của chính mình. Họ cho ra đời Continental GT, đưa thương hiệu Bentley gắn liền với hình ảnh của một chiếc xe thể thao siêu sang, khác biệt hoàn toàn với đối thủ đồng hương Rolls-Royce.

img
img
img
img

Bugatti - Sự tái sinh của những chiếc siêu xe nhanh nhất thế giới - Ảnh 7.

Nhưng để cứu Bugatti là một thách thức lớn hơn. Bugatti ở thập niên 90 thế kỷ trước thảm hại hơn rất nhiều so với Bentley. Nhà máy thậm chí đã bị di chuyển tới Italy trong nửa thế kỷ, chứ không phải quê nhà Molsheim, Pháp.

Và khi về tay Volkswagen, Bugatti đã thực sự tái sinh khi cho ra mắt Veyron vào năm 2005. Hiện tại, hãng bán 2 siêu xe, gồm Chiron và Divo sản xuất tại Molsheim với giá bán từ 3-6 triệu USD.

Bugatti - Sự tái sinh của những chiếc siêu xe nhanh nhất thế giới - Ảnh 8.

Xác định đưa nhà máy sản xuất trở lại Pháp là một chiến lược có tầm nhìn của Volkswagen. Thứ nhất, nó chứng minh được nguồn gốc của thương hiệu Bugatti. Không giống như các hãng xe phổ thông, khách hàng Bugatti thường xuyên đến nhà máy để thảo luận hoặc xem chiếc xe đã hoàn thiện đến đâu. Trụ sở phải gắn liền với quê hương của thương hiệu.

Bugatti - Sự tái sinh của những chiếc siêu xe nhanh nhất thế giới - Ảnh 9.

Ettore Bugatti là người cuồng tín về sự khó tính. Ông luôn muốn nhà máy sản xuất ô tô của mình không dính dầu mỡ, mà phải im lặng và sạch sẽ giống như một nhà nghiên cứu vật liệu bán dẫn.

Bugatti đang thực hiện kế hoạch sản xuất 500 mẫu Chiron và 40 mẫu Divo, thời gian để hoàn thiện mỗi chiếc xe cho khách hàng mất trung bình 2-3 tháng.

"Thông thường, trên một dây chuyền sản xuất hàng loạt, rất dễ dự đoán được thời gian chính xác để hoàn thành 1 chiếc xe. Nhưng ở đây thì không", Christophe Piochon, Giám đốc sản xuất của Bugatti nói.

Nơi sản xuất của Bugatti hiện nay chắc chắn ít khép kín hơn nhiều so với thời đại của Ettore. Nhà máy ngày nay chỉ thực hiện công đoạn "lắp ráp cuối cùng". Các thành phần chính cấu thành chiếc xe, ví dụ như động cơ, các bộ phận làm bằng sợi carbon được sản xuất từ nơi khác, sau đó vận chuyển đến đây để ghép lại với nhau. Chiếc xe thành phẩm sẽ được các kỹ sư kiểm tra cẩn thận và thử nghiệm trên những con đường hoặc một sân bay gần đó.

Bugatti - Sự tái sinh của những chiếc siêu xe nhanh nhất thế giới - Ảnh 10.

Ngoài ra, một khác biệt rất lớn giữa Bugatti ngày nay và quá khứ, đó là câu chuyện lợi nhuận. Là con trai của một nhà thiết kế đồ nội thất nổi tiếng người Ý, Ettore Bugatti là một thiên tài kỹ thuật. Những chiếc xe mà ông tạo ra giành được nhiều danh hiệu trên khắp các đường đua ở châu Âu và châu Mỹ.

Bugatti - Sự tái sinh của những chiếc siêu xe nhanh nhất thế giới - Ảnh 11.

Dưới thời đại của Ettore Bugatti, mọi số tiền kiếm được đều được chi cho việc chế tạo xe hơi, trả lương công nhân và lối sống xa hoa của ông. Ông dường như chẳng quan tâm tới việc các khoản tiền chi ra có mang lại mối quan hệ hay những khoản đầu tư dài hạn. Còn Volkswagen thì ngược lại.

Bugatti - Sự tái sinh của những chiếc siêu xe nhanh nhất thế giới - Ảnh 12.

Có nhiều cách để sinh lời trong ngành kinh doanh ô tô. Nhưng nếu Bugatti muốn kiếm tiền, họ phải tạo ra những chiếc siêu xe đầu bảng như Chiron, chứng minh được độ uy tín và chinh phục những mốc tốc độ mới.

Bugatti thực sự là tuyệt tác tốc độ trong ngành công nghiệp bốn bánh. Đây là nơi cho phép các nhà thiết kế, kỹ sư và giám đốc điều hành tài năng tự do thể hiện khát khao chinh phục những cột mốc mới trong ngành công nghiệp bốn bánh, điều không có ở bất cứ đâu.

Bugatti - Sự tái sinh của những chiếc siêu xe nhanh nhất thế giới - Ảnh 13.

Tất cả chiếc xe của Bugatti đều gắn với triết lý thương hiệu. Vào thập niên 1930, mẫu Type 57 Atlantic là một trong những chiếc xe nhanh và sang trọng nhất. Và ngày nay, danh hiệu ấy thuộc về Chiron. Dù cách nhau gần 80 năm, chúng có điểm chung là rất dễ lái trên đường phố, dù có vận tốc tối đa rất cao.

Hãng siêu xe nước Pháp cũng rất cố gắng trong việc gắn liền quá khứ và hiện tại qua ngoại hình mỗi mẫu xe. Ví dụ như những đường cong ở cửa sổ của Chiron được lấy cảm hứng từ những mẫu xe của hãng năm 1930. Tuy nhiên, chúng được cải tiến để tạo ra hốc hút gió cho khối động cơ 16 xy-lanh  nằm phía sau.

"Triết lý của chúng tôi là tạo ra vẻ đẹp bằng kỹ thuật cơ khí", Achim Anscheidt, Giám đốc thiết kế của Bugatti cho biết. "Kỹ thuật cơ khí hoàn toàn có thể tạo ra những kỳ quan, ví dụ như Tháp Eiffel ở Pháp hoặc Automium ở Bỉ".

Bugatti - Sự tái sinh của những chiếc siêu xe nhanh nhất thế giới - Ảnh 14.

Giữ vững triết lý sản phẩm, tuy nhiên, hãng xe Pháp vẫn phải thay đổi nhiều thứ để tiếp cận khách hàng ngày nay. Ettore Bugatti thường không quan tâm đến ý kiến cá nhân của khách hàng. Ông chỉ đơn giản là tìm cách tạo ra những chiếc xe tốt nhất trên thế giới. Nếu khách hàng muốn những thứ "tốt nhất", đồng nghĩa họ phải trả rất nhiều tiền.

Nhưng để có được chữ "tốt nhất" ở thế kỷ 21, Bugatti phải gỡ bỏ sự bảo thủ trong quá khứ. Hãng cung cấp rất nhiều lựa chọn cá nhân hoá cho khách hàng, ví dụ màu sơn hay một số chi tiết bên trong nội thất.

"Phải nhớ rằng 30% khách hàng của Bugatti không hài lòng với những màu sơn có sẵn, họ muốn màu sơn giống với chiếc túi xách của người vợ đang sử dụng hoặc đồng màu với chiếc Type 35 đang ở trong gara", Anscheidt, Giám đốc thiết kế của Bugatti cho hay.

Còn Ettore Bugatti không bao giờ có đủ kiên nhẫn cho điều đó.