Cùng với công nghệ pin lithium, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) là 2 thành tố chính tạo nên cuộc cách mạng của xe điện so với xe sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Bạn đọc có thể theo dõi toàn bộ tuyến bài BỘ NÃO TỰ HÀNH của xe điện tại đây .

Một chiếc Tesla được kích hoạt chế độ tự lái Autopilot đã không nhận ra và đâm trực diện vào một chiếc xe tải nằm chắn hai làn đường tại Đài Loan hồi năm 2018. Sự việc khiến cả thế giới chấn động với câu hỏi: Vì sao chiếc xe tải to như vậy, nằm chắn hết lối đi mà sao xe Tesla "vốn rất thông minh" không nhận ra?

Sau 3 năm, công nghệ tự lái của thế giới nói chung và Tesla nói riêng có lẽ đã có nhiều cải thiện. Đây cũng là thời điểm mà hãng ô tô Việt VinFast chọn hướng phát triển xe điện tích hợp các tính năng tự lái thông minh để bước ra thế giới.

Vì vậy, một câu hỏi giả định đặt ra là: Giả sử rơi vào tình huống tương tự, một chiếc tự lái hiện tại của VinFast có tránh được không? Chúng ta hãy cùng tìm câu trả lời.

CÚ ĐÂM TRỰC DIỆN NGỚ NGẨN

Bộ não tự hành của xe điện: Vụ đâm ngớ ngẩn gây chấn động thế giới - nếu là VinFast có tránh được không? - Ảnh 1.
Bộ não tự hành của xe điện: Vụ đâm ngớ ngẩn gây chấn động thế giới - nếu là VinFast có tránh được không? - Ảnh 2.

Trong tình huống xảy ra vụ việc, một chiếc xe tải rất lớn đã gặp tai nạn và nằm chắn ngang 2 làn đường. Nếu để ý kỹ, ta sẽ thấy một người đàn ông đứng phía trước chiếc xe tải một đoạn đã ra dấu nhưng chiếc Tesla cũng gần như không có phản ứng gì né tránh người đàn ông này; chiếc xe chỉ phanh khi lái xe đã nhận ra vấn đề.

Nhưng, điều khiến thế giới ngạc nhiên đó là trước khi xảy ra sự cố trên, chế độ tự lái của Tesla vốn được ghi nhận với khả năng tự vận hành tốt và ổn định. Qua trải nghiệm và ghi nhận của nhiều người dùng, Tesla phản ứng và xử lý khá tốt các vấn đề thường nhật như phát hiện chiếc xe phía trước giảm tốc đột ngột, phát hiện người qua đường, phát hiện chiếc xe từ phía sau đang lao đến có khả năng gây tai nạn… Nhiều tình huống né tránh thậm chí còn phi thường, hiếm có một con người nào có phản xạ tốt và nhạy được như thế.

Vậy nên, với chướng ngại vật là chiếc xe tải lớn đến nỗi bất kỳ tài xế nào, dù mới lái hay lái lâu, cũng có thể tránh được dễ dàng mà "xe xịn" Tesla lại đâm vào một cách... rất ngớ ngẩn, đã khiến thế giới vô cùng ngạc nhiên.

Những lần Tesla tự né va chạm 'như hack'  

Tất nhiên, cũng luôn phải nhắc rằng dù chiếc xe có tốt ra sao thì người chủ nhân cũng vẫn cần chú tâm tới giao thông và sẵn sàng can thiệp khi xảy ra sai sót.

VÌ SAO XE TESLA KHÔNG PHÁT HIỆN RA?

Điều đầu tiên, trong suốt cả quá trình vận hành (dù có kích hoạt chế độ tự lái Autopilot hay không) thì Tesla vẫn luôn ghi nhận thông tin từ camera và radar. Dữ liệu này sẽ được hệ thông trí tuệ nhân tạo trên xe xử lý và đưa ra phản ứng. Điều thứ HAI, cần nhớ tới một đặc điểm của hệ thống trí tuệ nhân tạo là trí tuệ nhân tạo được phép mắc lỗi và sẽ tự học qua các lỗi này, ngược lại thì các hệ thống được lập trình sẽ luôn cho ra kết quả đúng.

Bộ não tự hành của xe điện: Vụ đâm ngớ ngẩn gây chấn động thế giới - nếu là VinFast có tránh được không? - Ảnh 4.

Rất có thể Tesla đã nhầm xe tải với những ‘vật cản’ tĩnh như bóng cầu bắc ngang. Ảnh: Wes Bard

Dựa vào các đặc điểm trên, có một giả thiết được đặt ra rằng hệ thống trí tuệ nhân tạo trên Tesla đã mắc lỗi. Cụ thể, trong suốt thời gian dài vận hành tự lái, rất nhiều chiếc xe Tesla đã thu thập được dữ liệu về các vật thể đứng yên và không ảnh hưởng tới vận hành, đó là các khối bê tông phân cách làn đường, cầu vượt cắt ngang phía trên, thậm chí cả bóng của cầu vượt cắt ngang phía trên (cần nhớ rằng hệ thống camera ghi lại hình ảnh 2 chiều, chiếc bóng của cầu vượt cắt ngang có thể bị nhầm với một vật cản trên đường vì có màu khác so với xung quanh).

Do đó, rất có thể Tesla đã xác định chiếc xe tải nằm yên trên đường đó giống các ‘vật cản’ mà nó đã từng gặp (có thể là giống với một chiếc cầu cắt ngang) nên chiếc xe bỏ qua.

Và thế là, đáng tiếc, tai nạn đã xảy ra.

Bộ não tự hành của xe điện: Vụ đâm ngớ ngẩn gây chấn động thế giới - nếu là VinFast có tránh được không? - Ảnh 5.

Chiếc Tesla đâm lún hết phần đầu xe vào bên trong xe tải. Ảnh: Slashgear

NẾU TRONG TÌNH HUỐNG NÀY LÀ XE VINFAST THÌ CÓ MẮC LỖI KHÔNG?

Trước khi có câu trả lời cụ thể, phải khẳng định: đây là giả định, không phải thật, nhằm giải nghĩa rõ cấp độ tự lái mà một chiếc xe hiện đại như VinFast hiện nay có thể xử lý ra sao.

Câu trả lời là: Khả năng rất cao xe tự lái của VinFast sẽ tránh được. Lý giải cho câu trả lời này như sau.

Trong bài viết trước , chúng tôi có đề cập tới việc hệ thống tự hành của Tesla hoạt động chủ yếu dựa trên dữ liệu hình ảnh thu về từ camera, còn VinFast thì dường như nghiêng về việc sử dụng LiDAR.

Bộ não tự hành của xe điện: Vụ đâm ngớ ngẩn gây chấn động thế giới - nếu là VinFast có tránh được không? - Ảnh 6.

Cảm biến LiDAR xuất hiện trên xe tự hành cấp độ 4 của Vingroup. Ảnh cắt từ video

Hai hệ thống này có cách thức hoạt động khác nhau nên cũng sẽ có các điểm mạnh / yếu khác nhau: Trong khi camera ghi nhận hình ảnh 2 chiều và không thể xác định chính xác khoảng cách, thì LiDAR chỉ ghi nhận các tín hiệu dạng điểm nhưng có thể xác định chính xác khoảng cách.

Bởi đặc điểm này, Tesla dù ở xa hay gần cũng sẽ cho rằng chiếc xe tải là một vật vô hại giống bóng của cái cầu vượt, còn LiDAR sẽ đưa ra thông tin rằng có vật cản phía trước, có thể gây hại.

Như vậy, chỉ cần dựa vào ưu tiên sử dụng camera của Tesla, ưu tiên sử dụng LiDAR của VinFast, dựa vào tính chất của 2 cảm biến này, có thể nói rằng xe tự lái VinFast có khả năng phát hiện và có khả năng rất cao là sẽ tránh được tai nạn như của Tesla.

Tất nhiên, xin nhắc lại đây là giả định - cho thấy ưu điểm của công nghệ LiDAR trong tình huống kiểu này.

Cũng có nghĩa là, cũng không loại trừ khả năng xe tự lái của Tesla bây giờ (sau sự cố trên 3 năm) và một số hãng xe khác cũng sẽ xử lý được tương tự, vì sự phát triển của công nghệ đang diễn ra vô cùng nhanh!