BMW bắt đầu nghĩ tới việc in 3D các linh kiện khó từ thời điểm 2010 cho các dòng xe thể thao DTM. Chỉ trong vòng 2 năm kế tiếp, họ đã nhận biết được ưu điểm của loại hình công nghệ mới mẻ này và nhanh chóng sử dụng nó trong việc chế tạo các mẫu xe kế tiếp chẳng hạn như Rolls-Royce Phantom.

BMW i8 hay Rolls-Royce Phantom sẽ được in 3D - Ảnh 1.

Táp lô Rolls-Royce Phantom Mark VIII có tùy biến trang trí bằng vàng và thép không gỉ được in 3D.

Hiện, đội hình xe của tập đoàn Đức đã có ít nhất 10 linh kiện in 3D và tới giờ họ đã sản xuất hơn 1 triệu linh kiện dạng này và hứa hẹn sẽ tăng gấp đôi chỉ trong vòng vài năm ngắn ngủi tới bởi bên cạnh các dòng xe thể thao và siêu sang, giờ in 3D cũng đã bắt đầu tìm được đường len lỏi vào chế tạo xe đại trà như MINI, đặc biệt là trong nội thất.

Theo lời BMW, siêu xe mui trần i8 Roadster của họ có các linh kiện nhôm hợp kim, cơ chế đóng mở trần xe tự động và viền cửa sổ đều chế tạo từ công nghệ in 3D. Không chỉ nhẹ, bền và cứng hơn linh kiện truyền thống, tốc độ sản xuất của công nghệ in 3D còn cao hơn bình thường đáng kể.

BMW i8 hay Rolls-Royce Phantom sẽ được in 3D - Ảnh 2.

Dù vẫn còn là một lĩnh vực mới mẻ trong ngành công nghiệp ô tô nhưng không ít thương hiệu giống BMW đã nhận ra tiềm năng của in 3D. Không chỉ là phương thức chế tạo ra các linh kiện ưu việt hơn hẳn, in 3D còn giúp giảm chi phí sản xuất và (đôi lúc) rút ngắn thời gian sản xuất. Trong tương lai, các linh kiện chủ đạo trong ô tô như cửa, tấm thân xe hay thậm chí là phức tạp như động cơ cũng hứa hẹn sẽ được in 3D.

BMW i8 hay Rolls-Royce Phantom sẽ được in 3D - Ảnh 3.

Tham khảo: CarBuzz