Người lái xe trên khắp thế giới đang chấp nhận mức giá nhiên liệu đường bộ cao kỷ lục vì mong muốn hoặc sự cần thiết phải di chuyển, khiến cho xăng dầu trở thành mặt hàng được ưu tiên hàng đầu trong ngân sách chi tiêu của mỗi gia đình.

Bất chấp giá xăng tăng vọt, giới lái xe toàn cầu vẫn nườm nượp ra đường  - Ảnh 1.

Dường như giá nhiên liệu tăng quá cao nhưng chưa vượt qua ngưỡng làm "đau đầu" những người lái xe tại các trung tâm lớn. Thị trường chỉ kỳ vọng điều đó có thể thay đổi một khi các tài xế Mỹ phải trả hơn 6 USD cho mỗi gallon xăng, và giá dầu thô vượt mức 140 USD/thùng – điều có thể xảy ra vào cuối năm nay.

Người tiêu dùng đã và đang thay đổi thói quen lái xe của họ, ví dụ như một số chọn không đổ đầy bình nhiêu liệu, song điều đó cũng chưa làm giảm nhu cầu nhiên liệu nói chung.

Những người lái xe ở Liên minh châu Âu hiếm khi phải trả hơn 1,60 EUR cho một lít xăng dùng trong ô tô, và hầu hết thời gian họ đều trả dưới 1,50 đô la, dựa trên dữ liệu của Ủy ban châu Âu có từ năm 2005.

Bất chấp giá xăng tăng vọt, giới lái xe toàn cầu vẫn nườm nượp ra đường  - Ảnh 2.

Giá bơm xăng ở Vương quốc Anh.

Bất chấp giá xăng tăng vọt, giới lái xe toàn cầu vẫn nườm nượp ra đường  - Ảnh 3.

Giá bơm xăng ở EU.

Nhưng kể từ khi Nga thực hiện "chiến dịch đặc biệt" ở Ukraine vào cuối tháng 2, giá dầu diesel và xăng của EU đã nhiều lần tăng vượt 2 USD/lít, và hiện vẫn quanh mức đó.

Mặc dù vậy, cho đến nay, các tài xế châu Âu dường như không nản lòng.

Dữ liệu tắc nghẽn từ nhóm dữ liệu điều hướng TomTom cho thấy, giao thông ở Rome và London tuần trước đã dễ dàng vượt qua mức tắc nghẽn hồi trước khi xảy ra dịch Covid-19 (so sánh với cùng thời điểm trong năm).

Bất chấp giá xăng tăng vọt, giới lái xe toàn cầu vẫn nườm nượp ra đường  - Ảnh 4.

Tình trạng tắc nghẽn ở London.

Bất chấp giá xăng tăng vọt, giới lái xe toàn cầu vẫn nườm nượp ra đường  - Ảnh 5.

Tình trạng tắc nghẽn ở Paris.

Bất chấp giá xăng tăng vọt, giới lái xe toàn cầu vẫn nườm nượp ra đường  - Ảnh 6.

Tình trạng tắc nghẽn ở Rome.

Dữ liệu của TomTom cho thấy tình trạng tắc nghẽn giao thông ở Madrid đã gia tăng trong những tuần gần đây, nhưng vẫn dưới mức tắc nghẽn của năm 2019, giống như ở Berlin.

Bất chấp giá xăng tăng vọt, giới lái xe toàn cầu vẫn nườm nượp ra đường  - Ảnh 7.

Tình trạng tắc nghẽn ở Madrid.

Vào ngày 8 tháng 6, giá xăng tại các trạm bơm của Anh đạt mức cao kỷ lục 1,8073 bảng Anh (2,19 USD)/lít, trong khi dầu diesel đạt kỷ lục 1.8657 bảng Anh, theo tổ chức ô tô RAC Foundation.

Mức giá này (nếu điều chirh theo lạm phát) có thể sẽ là mức giá cao nhất kể từ khi Thư viện Hạ viện Anh công bố các hồ sơ dữ liệu thị trường, bắt đầu từ hơn 100 năm trước.

Một phát ngôn viên của hiệp hội các trạm đổ xăng của Đức, TIV, cho biết ngay cả khi giá cả leo thang, nhu cầu về nhiên liệu vẫn tăng.

Nhưng ông cũng thêm rằng một số hành vi lái xe đang thay đổi. "[Mọi người] không đổ đầy bình mà thấp hơn mức đầy một chút, và sau đó dừng tiếp nhiên liệu ở mức 30 RUR (31,34 USD), hoặc 40 EUR."

Bất chấp giá xăng tăng vọt, giới lái xe toàn cầu vẫn nườm nượp ra đường  - Ảnh 8.

Tình trạng tắc nghẽn giao thông ở Berlin.

Giá xăng Mỹ có lên mức 6 USD?

Dữ liệu từ AAA cho thấy tại Mỹ, lần đầu tiên xăng đạt mức trung bình hơn 5 USD/gallon vào thứ Bảy (10/6).

Dữ liệu của TomTom cho thấy các tài xế Mỹ ở New York và Los Angeles đang kìm hãm các chuyến đi so với năm 2019. Nhưng Patrick DeHaan, nhà phân tích tại GasBuddy.com, công ty theo dõi giá nhiên liệu bán lẻ của Mỹ, cho biết ông chưa thấy nhu cầu tiêu thụ có dấu hiệu giảm.

Bất chấp giá xăng tăng vọt, giới lái xe toàn cầu vẫn nườm nượp ra đường  - Ảnh 9.

Tình trạng tắc nghẽn giao thông ở Los Angeles.

Bất chấp giá xăng tăng vọt, giới lái xe toàn cầu vẫn nườm nượp ra đường  - Ảnh 10.

Giá xăng thực tế.

Bất chấp giá xăng tăng vọt, giới lái xe toàn cầu vẫn nườm nượp ra đường  - Ảnh 11.

Tình trạng tắc nghẽn giao thông ở New York.

Khi được hỏi về ngưỡng giá nào có thể khiến tiêu thụ giảm, ông DeHaan nói "Tôi nghĩ đó sẽ là 5,50 đô la nhưng chắc chắn là 6 USD (một gallon)", cao hơn nữa so với mức khoảng 5 USD hiện tại.

Nhà phân tích độc lập Paul Sankey ước tính rằng thời điểm mà nhu cầu xăng của Mỹ giảm là 6 USD/gallon dựa trên hành vi của người tiêu dùng vào năm 2008, khi giá dầu thô lần đó đạt mức cao nhất từ trước tới đó.

Tại châu Á, giao thông ở Tokyo, Jakarta và New Delhi hiện cao hơn mức trước đại dịch, dữ liệu của TomTom cho thấy.

Giá xăng và dầu diesel bán lẻ ở Trung Quốc hiện đang ở mức cao kỷ lục. Các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt ở các khu vực đô thị lớn để ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19 trong những tháng gần đây đã làm suy giảm đáng kể nhu cầu dầu.

Bất chấp giá xăng tăng vọt, giới lái xe toàn cầu vẫn nườm nượp ra đường  - Ảnh 12.

Tình trạng tắc nghẽn giao thông ở Jakarta.

Bất chấp giá xăng tăng vọt, giới lái xe toàn cầu vẫn nườm nượp ra đường  - Ảnh 13.

Tình trạng tắc nghẽn giao thông ở Tokyo.

Tại Nhật Bản, các khoản trợ cấp hào phóng đã giữ cho giá xăng hiện tại thấp hơn mức đỉnh đã đạt được vào năm 2008.

Nhu cầu xăng dầu phục hồi vẫn còn chậm vì đại dịch vẫn chưa được kiềm chế hoàn toàn và nhiều người tiêu dùng vẫn còn thận trọng, một quan chức tại Bộ công nghiệp Nhật Bản cho biết hôm thứ (14/6), nói thêm rằng nhu cầu không bị giảm sút nhờ trợ cấp.

Giá xăng và dầu diesel của Ấn Độ đã hạ nhiệt sau khi chính phủ gia hạn trợ cấp vào cuối tháng trước. Giá hiện vẫn chỉ dưới mức kỷ lục được thấy trong tháng Năm.

Tuy nhiên, dữ liệu của chính phủ Ấn Độ cho thấy tiêu thụ nhiên liệu của nước này đã tăng 23,8% trong tháng 5 so với một năm trước đó ở mức 18,27 triệu tấn.

Bất chấp giá xăng tăng vọt, giới lái xe toàn cầu vẫn nườm nượp ra đường  - Ảnh 14.

Tình trạng tắc nghẽn giao thông ở New Delhi.

Ngưỡng ‘hết chịu nổi’

Các nhà phân tích cho rằng giá dầu thô vẫn còn một chặng đường dài phía trước trước khi nhu cầu tiêu thụ bắt đầu chậm lại để tiến tới thị trường cân bằng.

Ehsan Khuman, nhà phân tích tại ngân hàng MUFG, cho biết: "Sự suy giảm trong tiêu thụ vẫn còn trong giai đoạn đầu… Các ngưỡng chịu đựng sẽ bắt đầu được giữ vững khi chúng ta bước sang giai đoạn mùa hè".

Trong khi giá dầu thô tham chiếu – dầu Brent - ở mức trên 120 đô la/thùng, đó vẫn là mức thấp hơn khoảng 20 đô la so với mức mà ông Khuman cho rằng sẽ đủ sức "phá hủy" nhu cầu.

Giám đốc điều hành hãng giao dịch hàng hóa toàn cầu Trafigura, trong tháng này, giá dầu có thể sớm chạm mức 150 USD/thùng và cao hơn nữa trong năm nay.

Tham khảo: Refinitiv

https://cafef.vn/bat-chap-gia-xang-tang-vot-gioi-lai-xe-toan-cau-van-nuom-nuop-ra-duong-20220618024954555.chn