Tai nạn giao thông trên xe 2 bánh ngày càng gia tăng

Một báo cáo được công bố gần đây của Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy tại khu vực Đông Nam Á, 43% tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông đều liên quan đến xe hai và ba bánh, cao hơn mức trung bình toàn cầu là 28%. Tại Việt Nam, các vụ tai nạn liên quan đến xe hai và bốn bánh chiếm gần 60% số tử vong giao thông đường bộ của khu vực. Điều này có nghĩa là, tính đến 2016, đã có hơn 8.400 trường hợp tử vong vì tai nạn giao thông mỗi năm.

Trong khi đó, dự báo nhu cầu sử dụng xe hai bánh trên toàn cầu sẽ tăng mỗi năm hơn 4% trong giai đoạn 2017 - 2022, đạt mức 122 triệu xe vào năm 2022 (nguồn: Freedonia). Đặc biệt Đông Nam Á là một trong 3 thị trường xe máy lớn của thế giới, bên cạnh Trung Quốc và Ấn Độ. 

Chính vì thế, một phương án giảm thiểu tai nạn và thương vong khi tai nạn trên xe hai bánh thực sự bức thiết lúc này. 

ABS - Cứu tinh trên xe 2 bánh

ABS là hệ thống chống bó cứng phanh xuất hiện khá phổ biến trên xe máy và ô tô trong thời gian gần đây. Có thể hiểu một cách đơn giản là ABS ngăn chặn tình trạng bó cứng, khiến xe dễ trượt, đổ ngã hơn.

Ban đầu công nghệ ABS được phát triển dành cho xe bốn bánh. Bosch là đơn vị đầu tiên ra mắt ABS trên toàn thế giới vào năm 1978 và phát triển song song với ngành công nghiệp ô tô. Hệ thống điện tử trên ABS phát hiện các bánh xe có xu hướng khóa và giảm áp lực phanh theo cách thức cài đặt sẵn. Do đó, chiếc xe vẫn ổn định ngay cả khi dùng phanh trên các bề mặt đường với độ bám khác nhau. Từ lúc ra đời đến nay, Bosch đã lắp đặt hơn 457 triệu hệ thống quản lý phanh ABS và ESP® trên toàn thế giới. 

Tác dụng của nó vừa được Bosch minh họa qua một thử nghiệm nhỏ tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội trong hội thảo mới đây.  

Thử nghiệm hệ thống ABS trên xe máy tại Hà Nội

Hoặc để hiểu rõ hơn, các thử nghiệm trên nhiều địa hình dưới đây cho thấy tác dụng rõ rệt của hệ thống ABS: 

Sự khác biệt khi xe có và không có ABS

Rào cản giá thành

Tuy nhiên, để ABS có thể trở thành một trang bị mang tính tiêu chuẩn trên xe máy tại Việt Nam, nhà sản xuất sẽ phải đối mặt với bài toán giá thành không hề dễ giải. 

Dễ thấy nhất là khoảng cách giá của các phiên bản phanh thường với phanh ABS ở các mẫu xe máy đang được phân phối tại Việt Nam. 

Mẫu xePhiên bản thườngPhiên bản ABS
Honda SH Mode 12551,6955,69
Honda SH 12567,9975,99
Honda SH 15083,4991,49
Yamaha Grande45,550

Đơn vị tính: triệu đồng

Với bảng giá trên, phanh ABS khiến các mẫu xe máy tầm giá 40-50 triệu đồng chênh lên khoảng từ 4-8 triệu đồng, tương đương khoảng 1/10 giá xe. Đó sẽ là rào cản không nhỏ đối với nhà sản xuất cũng như đơn vị cung cấp hệ thống chống bó cứng phanh để phổ cập trang bị an toàn này tại Việt Nam.