Hốc gió ca pô là chi tiết thường chỉ thấy trên xe hiệu suất cao thực thụ cho phép làm mát khoang động cơ tốt hơn nhằm cải thiện hiệu suất. Việc nằm ngay đầu mũi xe cũng khiến chi tiết này trở thành một điểm nhấn mà các hãng xe có thể khai thác để tạo hiệu ứng thẩm mỹ nổi bật hơn cho sản phẩm của mình.

Tuy nhiên, nếu sử dụng sai cách, hốc gió ca pô không chỉ là một chi tiết thừa thãi mà còn là thảm họa thiết kế khiến người dùng tiềm năng quay lưng. Dưới đây là 6 dòng xe rơi vào một trong 2 trường hợp nói trên.

Kia Sedona/Carnival

6 mẫu xe thảm họa khi sử dụng hốc gió ca pô: Gần như toàn xe Nhật - Ảnh 1.

Tại sao một mẫu xe van gia đình như Sedona với thiết kế ôn hòa lại cần sử dụng nắp gió ca pô? Phiên bản ta đang nhắc tới là Sedona 1998 với quyết định khó hiểu về thiết kế của Kia vừa khiến xe trông nực cười so với phân khúc của mình vừa hoàn toàn không mang lại hiệu quả vận hành khi công suất động cơ của dòng van này là rất thấp.

Toyota Celica (Mk VII)

6 mẫu xe thảm họa khi sử dụng hốc gió ca pô: Gần như toàn xe Nhật - Ảnh 2.

Từng có thời điểm Celica là mẫu xe anh hùng của Toyota trong đua Rally với màu sơn Castrol đặc trưng, đó là trước khi Mk VII ra mắt. Thiết kế tổng thể của xe không tồi nhưng với việc chỉ sử dụng hệ dẫn động cầu trước thay vì 2 cầu và khung gầm yếu kém, khả năng vận hành của xe thua xa những đối thủ cùng thời.

Vậy mà, hốc gió ca pô vẫn có mặt trên Celica Mk VII với mục đích... thuần thẩm mỹ. Kể cả như vậy, vị trí và thiết kế của chi tiết này cũng không hề hợp ngay cả khi khách hàng chọn mua thêm cánh gió sau.

MINI Cooper S và JCW

6 mẫu xe thảm họa khi sử dụng hốc gió ca pô: Gần như toàn xe Nhật - Ảnh 3.

Chiếc MINI Cooper S đầu tiên ra mắt trong kỷ nguyên BMW (2001) sử dụng công nghệ tăng áp, có lẽ vì vậy mà cả 2 thương hiệu này đã nhất trí sử dụng hốc gió ca pô để hỗ trợ cho động cơ 1.6L 163 mã lực mà xe trang bị. Tuy nhiên cho tới thời điểm hiện tại chi tiết này chỉ còn mang tính thẩm mỹ mà thôi. Chi tiết này trên dòng xe MINI nhìn chung không quá tồi nhưng thật sự mũi xe Cooper nhiều khi đẹp hơn khi không có nó.

Suzuki Alto Works

6 mẫu xe thảm họa khi sử dụng hốc gió ca pô: Gần như toàn xe Nhật - Ảnh 4.

Động cơ làm mát bằng nước thường đi kém với hiệu suất cao tương xứng để tận dụng hết khả năng của mình, đồng thời khả năng làm mát bằng không khí cũng không cần quá coi trọng. Vậy mà Suzuki Alto Works 1987... thiếu thứ cần thiết và lại thừa thứ không cần. Động cơ xe là loại đầu tiên đạt chuẩn tối đa cho... xe Kei tại Nhật ở mức 65 mã lực. Bên cạnh đó, hốc gió ca pô vừa xấu vừa không hợp vừa thừa thãi trên dòng xe Suzuki cũng là điểm trừ cực nặng.

Toyota Supra

6 mẫu xe thảm họa khi sử dụng hốc gió ca pô: Gần như toàn xe Nhật - Ảnh 5.

Có lẽ là mẫu xe thể thao thuần tiễn duy nhất sở hữu công suất tương xứng với độ thực tiễn mà hốc gió ca pô mang lại trong danh sách nhưng chi tiết này trên Toyota Supra lại... quá xấu. Vừa không đủ lớn để tạo điểm nhấn (điều mà Mazda3 MPS cùng thời làm rất tốt), vừa không kết hợp hài hòa với thiết kế tổng thể, Supra sở hữu hiệu suất ấn tượng nhưng thiết kế thì không chính vì chi tiết này.

Nissan Pulsar/Sunny GTi-R

6 mẫu xe thảm họa khi sử dụng hốc gió ca pô: Gần như toàn xe Nhật - Ảnh 6.

Thuộc phân khúc xe van hiệu suất cao nên công suất của Sunny GTi-R lại rất ấn tượng, đạt 230 mã lực (con số không nhỏ vào thời điểm xe ra mắt là thập niên 90 của thế kỷ trước) đi cùng hệ dẫn động 2 cầu. Do đó, tính thực tiễn của hốc gió ca pô là có thể hiểu được... trước khi ta xét tới tính thẩm mỹ.

Vì nắp ca pô dài và phẳng, hốc gió vừa dài vừa nhọn trên Sunny GTi-R khiến xe trông như một chú tê giác thật sự. Liệu Nissan đã có thể chọn một hướng đi khác không không ai biết, chỉ duy nhất một điều là hiệu suất của dòng van này tới ngày nay với rất ấn tượng với khả năng tăng tốc 0-100 km/h chỉ trong 5,4 giây.

Tham khảo: CarThrottle