Nếu bạn từng nghe đến những cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng của nhà văn Pháp Jules Verne (1828 - 1905), loạt phim về quý ông điệp viên James Bond hay Hội chợ Thế giới (World’s Fair) trưng bày các sản phẩm công nghệ, thì chắc hẳn bạn sẽ bị ấn tượng bởi những phương tiện di chuyển mới và không tưởng.

Chúng mang sứ mệnh là đóng gói những phát minh vốn chỉ có trong những bộ phim khoa học viễn tưởng như đường thay chúng ta đi bộ, chiếc xe hơi một người lái hình cái kén, hay ba lô chứa động cơ phản lực giúp con người bay lên không trung, …, chuyển phát nhanh về hiện tại. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là ngày nay những phương tiện thần kỳ trên đã có nhưng không phổ biến như người ta vẫn mong đợi.

Vậy tại sao những phương tiện đi tiên phong cho “Moonshot” – tức là đã mang tính đột phá, đắt đỏ và mạo hiểm – lại khó bán và không đủ tiềm lực cách mạng hóa thế giới?

Theo ông Jim Moore, Giám đốc chương trình Transportation Engineering Program (tạm dịch: Chương trình Kỹ thuật Giao thông Vận tải) tại trường Đại học Nam California, “Chúng ta đã có văn hóa lạc quan đối với công nghệ nhưng chính những dự báo của chúng ta lại không lạc quan như thế.” Bởi bất cứ một công nghệ nào cũng phải dựa trên những tiêu chuẩn mới về cơ sở hạ tầng, nhất là những rủi ro có thể gặp phải.

Công nghệ đòi hỏi những bước đột phá ngoạn mục và nguồn đầu tư dồi dào, tuy nhiên lại thâm nhập vào thị trường khá chậm. Điều này cũng giải thích tại sao hệ thống vận tải trên đường ray đơn (Monorails) nay chỉ xuất hiện trong các công viên giải trí và phim truyền hình dài tập Gia đình Simpsons mặc dù có lợi thế là phù hợp với đầu máy xe lửa truyền thống.

Giám đốc Moore chia sẻ thêm: “Cơ quan công quyền thì không thích những bước phát triển quá ngoạn mục, bởi họ sợ rằng nước cờ họ đã đi là sai lầm và khiến họ bị chỉ trích từ nhiều phía. Còn chúng tôi, mặc dù đã được chứng kiến những kỳ công như máy bay chở khách siêu thanh Concorde và các tàu tốc hành trở thành hiện thực nhưng nhìn chung công nghệ vận tải sẽ gặp nhiều khó khăn hơn nếu muốn rời khỏi mặt đất.”

Và dưới đây là một số ít những minh chứng về các phương tiện giao thông từng được công chúng chào đón nồng nhiệt, từng được hy vọng sẽ làm nên một cuộc cách mạng trong giao thông vận tải nhưng chưa thực sự làm nên bước đột phá như trông đợi.


Công viên giải trí Walt Disney World tại bang Floria, Mỹ hiện vận hành hệ thống đường ray đơn gồm 12 toa tàu, 3 đường ray và khoảng 15 dặm đường (tương đương với khoảng 24 mét).

Công viên giải trí Walt Disney World tại bang Floria, Mỹ hiện vận hành hệ thống đường ray đơn gồm 12 toa tàu, 3 đường ray và khoảng 15 dặm đường (tương đương với khoảng 24 mét).

1. Đường ray đơn

Ngày xưa:

Trước hết, những di vật còn sót lại của ngành giao thông vận tải phản ánh viễn cảnh tương lai rõ ràng hơn so với những gì đường ray đơn có thể phản ánh. Nói cách khác đường ray đơn không để lại nhiều ấn tượng về một công trình giao thông vượt bậc như người ta vẫn nghĩ.

Từ những năm đầu của thế kỷ 19, các nhà sáng chế đã tự mày mò với ý tưởng xây dựng một tuyến đường sắt đơn trên cao. Đến năm 1956, đường ray đơn lần đầu tiên được chạy thử nghiệm tại thành phố Houston, bang Texax, mở ra một viễn cảnh tươi sáng cho ngành giao thông trong tương lai.

Trong khi đó, cách nước Mỹ nửa địa cầu, những toa tàu chở khách dạng cong bất ngờ mọc lên như nấm, ban đầu có mặt ở Nhật Bản và dần dần xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên, sự trỗi dậy của phương tiện thế kỷ - ô tô – đã trở thành thách thức lớn đối với tương lai của đường sắt trên cao.

Ngày nay:

Đường ray đơn chủ yếu xuất hiện trong sân bay và công viên giải trí. Trong đó, Công viên Walt Disney World ở bang Florida sở hữu một hệ thống đường ray đơn đưa những fan hâm mộ của chuột Mickey từ bãi đậu xe vào trong công viên – bao gồm cả một đường ray chạy thẳng qua sảnh khách sạn Contemporary Resort của Disney.

Tuy được biết đến là loại phương tiện thân thiện với môi trường, không gây tiếng ồn và đặc biệt an toàn, nhưng đến nay người ta mới trông thấy loại đường ray này được dùng như phương tiện công cộng ở một vài thành phố trên thế giới. Thành phố cảng Seatle, bang Washington là một trong số đó.

Đường ray trung tâm Seattle Center Monorail đã có lịch sử 54 năm tuổi là đường ray đơn thương mại có quy mô lớn đầu tiên ở Mỹ. Với tần suất tàu đến và đi mỗi 10 phút, đây được coi là sợi dây kết nối khu vực xung quanh tháp Space Needle với trung tâm thành phố. Tòa tháp này được ra mắt tại Hội chợ Thế giới tại Seatle năm 1962. Ngày nay, đường ray đơn này vẫn hoạt động duy trì ở mức 2 triệu lượt khách mỗi năm.


Ra mắt năm 1893 tại triển lãm Worlds Columbian Exposition tổ chức ở Chicago, Mỹ, đường đi bộ di động nay đã trở thành kiến trúc cố định trong các sân bay trên toàn thế giới.

Ra mắt năm 1893 tại triển lãm World's Columbian Exposition tổ chức ở Chicago, Mỹ, đường đi bộ di động nay đã trở thành kiến trúc cố định trong các sân bay trên toàn thế giới.

2. Đường đi bộ di động

Ngày xưa:

Hơn 100 năm trước, đường đi bộ di động, hay còn gọi là đường bộ lăn, là một công nghệ vận tải được người người khen tấm tắc. Nhờ tác dụng giảm bớt gánh nặng của việc đi bộ, người ta kỳ vọng rằng đây là bước đột phá sẽ thay đổi việc đi bộ mãi mãi.

Đường đi bộ di động đầu tiên xuất hiện vào năm 1893 tại triển lãm World's Columbian Exposition và trở lại bảy năm sau đó tại Hội chợ Thế giới tổ chức ở Paris. Những triển lãm quốc tế này đã trở nên nổi tiếng nhờ có tầm nhìn xa và đầy sức hút về tương lai trước mắt về công nghệ thế giới, và ý tưởng về xây dựng vỉa hè kiểu băng tải chỉ là một trong số đó.

Ngày nay:

Thật đáng buồn làm sao khi ngày nay đường đi bộ tự động, cũng giống như đường ray đơn, chỉ được sử dụng hạn chế ở các sân bay để những du khách dễ dàng mang theo đồ đạc. Vào tháng 11, Sân bay quốc tế Logan ở Boston tuyên bố kế hoạch xây dựng đường đi bộ tự động dài hơn 804 mét, nối khu E với ga tàu điện ngầm Blue Line.

Vậy tại sao đường ray đơn và đường đi bộ tự động lại thường xuất hiện ở các sân bay trong khi các nhà “tương lai học” của thập niên 50 đã hy vọng những công nghệ này sẽ trở thành phương tiện được sử dụng phổ biến?

Theo ông Moore, đây là do khôgn giống như các thành phố lớn rực rỡ sắc màu, các sân bay có “môi trường được kiểm soát với công nghệ bảo trì cao và đắt đỏ, có thể mở rộng mà không dẫn đến nhiều rủi ro, và cũng là nơi mà xây dựng băng thông được coi là hợp lý mà được chấp nhận rộng rãi.” Nói cách khác, các sân bay là địa điểm lí tưởng để thử nghiệm các công nghệ vận tải. Hơn thế nữa, người ta ai cũng muốn đi và đến với tốc độ nhanh hơn bình thường.

Hình ảnh minh họa của đường sắt ngầm Broadway ở thành phố New York dành cho đầu máy xe lửa chạy bằng khí nén.
Hình ảnh minh họa của đường sắt ngầm Broadway ở thành phố New York dành cho đầu máy xe lửa chạy bằng khí nén.

3. Tàu hỏa chạy bằng khí nén

Ngày xưa:

Khoảng 150 năm trước, một số người muốn phát triển tàu hỏa chạy bằng khí nén có: toa tàu hình trụ hoạt động dưới lòng đất, được thổi đi bằng những cái quạt công suất lớn đặt ở một trong hai đầu đường hầm dài bằng gạch. Nghe có vẻ hoang đường giống như một tập trong bộ phim khoa học viễn tưởng Futurama (Tạm dịch là: Bữa tiệc của trò chơi).

Năm 1864, một chiếc tàu hỏa thế này đã được chế tạo bên dưới công viên Crystal Palace, London. Chỉ vài năm sau đó, những ông trùm đầu tư ở Mỹ đã thử phát triển một đoàn tàu chạy bằng khí nén tương tự bên dưới thành phố New York. Thế nhưng tất cả chỉ là một kế hoạch mới lạ nhưng ngắn ngủi không hơn.

Ngày nay:

Phương tiện lạ có hình trụ mới đây nhất là hệ thống tàu siêu tốc Hyperloop. Đây là một công trình xuất phát từ niềm đam mê công nghệ của nhà sáng lập Tesla Motors, ông Elon Musk.

Ý tưởng cho sự ra đời của Hyperloop là hành khách sẽ ngồi trong một cái kén được điều áp và bắn qua đường ống có đường kính 1.8 mét với tốc độ 1200 km/h. Với tàu siêu tốc Hyperloop, chúng ta có thể đi từ San Francisco đến Los Angeles chỉ trong vòng 30 phút, nhanh gấp 3 lần so với đi bằng máy bay. Nghe có vẻ vô lý và nguy hiểm nhưng quá trình thiết kế và thử nghiệm thực sự đã được tiến hành.

Năm 2015, Tập đoàn Công nghệ Khai phá Không gian của Elon Musk – SpaceX – đã tài trợ cho cuộc thi thiết kế tàu siêu tốc nhằm tìm kiếm thiết kế vỏ tàu thích hợp cho tàu Hyperloop. Có 115 đội đã tham gia cuộc thi trong đó có một đội tuyển gồm các sinh viên quốc tế được thành lập trên Reddit - trang web giải trí, dịch vụ giao tiếp xã hội, tin tức xã hội và tin tức trực tuyến.

Đến tháng 1/ 2016, SpaceX đã mời 30 thí sinh lọt vào vòng chung kết đến thiết kế những mẫu tàu siêu tốc Hyperloop để chạy thử nghiệm trên quãng đường dài 1.6 kilomet tại Calofornia.

Hình ảnh chiếc xe một người lái Peel P50 nguyên mẫu năm 1982. Đây là loại xe ba bánh, một bánh trước và hai bánh ở hai mặt bên phía sau. Phiên bản này ngược với phiên bản sản xuất đại trà và được đánh giá là có thiết kế không ổn định.
Hình ảnh chiếc xe một người lái Peel P50 nguyên mẫu năm 1982. Đây là loại xe ba bánh, một bánh trước và hai bánh ở hai mặt bên phía sau. Phiên bản này ngược với phiên bản sản xuất đại trà và được đánh giá là có thiết kế không ổn định.

4. Xe một người lái

Ngày xưa:

Trong bối cảnh các nguồn lực còn hạn chế sau Chiến tranh thế giới thứ hai, những chiếc xe hơi siêu nhỏ ra đời trong công cuộc đổi mới nhằm khắc phục những thiệt hại sau chiến tranh. Mẫu xe Peel P50 của Anh là một trong những đứa con đầu lòng của dòng xe hơi siêu nhỏ. Chiếc xe nhỏ nhất thế giới này có ba bánh, ra mắt lần đầu tiên vào năm 1962.

Cũng trong năm này, tại nhà máy sản xuất cỡ nhỏ ở Xứ Man (một đảo quốc thuộc Anh nằm trên biển Ai-le), Công ty cơ khí Peel – vốn là công ty đóng thuyền từ sợi thủy tinh – chỉ chế tạo 50 chiếc xe Peel P50 dài 54 inch (tương đương với khoảng 137 cm) có giá 199 Bảng Anh một chiếc. Chỉ ba năm sau đó, tức là vào năm 1965, công ty này đã lặng lẽ từ bỏ P50.

Tuy nhiên, con đường của P50 vẫn chưa dừng lại ở đó. Nhờ sự xuất hiện ấn tượng trên tạp chí Top Gear Series, Peel P50 đã lội ngược dòng và lọt vào mắt xanh của nhiều nhà sưu tầm xe hơi thế kỷ 21. Đồng thời, nhiều doanh nhân có đam mê và quyết tâm phục hồi lại dòng xe này xuất hiện, tiêu biểu phải kể đến cặp doanh nhân Gary Hillman và Faizal Khan.

Kết quả bước đầu sau tiến trình phục hồi là các phiên bản xe chạy bằng điện và xăng với giá dao động ở khoảng 10,000 Bảng Anh mỗi chiếc.

Ngày nay:

Mặc dù hiện nay xe một người lái gặp khó khăn do sự ra đời của dòng xe đua thể thức 1 cỡ nhỏ Go-Kart nhưng các nhà sản xuất xe hơi lâu đời vẫn cố gắng theo đuổi dòng xe siêu nhỏ này.

Toyota – công ty sản xuất xe hơi nổi tiếng với việc theo đổi những sản phẩm công nghệ kỳ quái như robot nói chuyện cầm tay ngồi trong gạt để ly – đang trong tiến trình sản xuất chiếc xe hơi một người lái của riêng mình. Hãng cho biết sản phẩm xe một người lái i-Road sẽ là sự kết hợp giữa trào lưu “di chuyển cá nhân” với xe ba bánh chạy bằng điện.

Hình ảnh quảng bá mẫu xe một người lái i-Road của Toyota
Hình ảnh quảng bá mẫu xe một người lái i-Road của Toyota

Xe được trang bị hệ thống treo trước có khớp nối thông minh và thiết bị truyền động nghiêng giúp xe giữ cân bằng và vận hàng ổn định khi vào cua và đi trên địa hình xấu. I- Road nhắm tới đối tượng khách hàng chiến lược là người dân thành thị đang tìm kiếm phương tiện di chuyển nhanh và có khả năng lách qua các ngõ hẹp và vỉa hè khúc khuỷu.

Tháng 7/ 2015, Toyota đã cho chạy thử nghiệm một đội xe i-Road trên đường phố Tokyo, hướng đến chương trình thí điểm kéo dài một năm kế tiếp sau chương trình tương tự của hãng diễn ra tại Grenoble, Pháp vào tháng 10/ 2014. Bên cạnh Toyota, những cái tên đình đám khác cũng đã cho chạy thử nghiệm xe một người lái là Renault UK và Mazda với quái xe trong chiếc va li.

Mặc dù vẫn còn gặp nhiều thách thức nhưng nhờ nhu cầu về xe trong thành thị, dịch vụ cho thuê xe vẫn không ngừng tăng cao, và ngày càng có nhiều thành phố lắp đặt trạm sạc xe điện dọc các tuyến đường, chúng ta có quyền hy vọng vào một tương lai tràn ngập xe hơi cá nhân cỡ nhỏ đang ngày một tiến đến gần hơn.

Động cơ phản lực cá nhân JetLev sử dụng vòi phun nước qua một ống chứa lưu lượng nước cao tới 10 mét để tạo lực đẩy vừa đủ đưa người lái lên cao.
Động cơ phản lực cá nhân JetLev sử dụng vòi phun nước qua một ống chứa lưu lượng nước cao tới 10 mét để tạo lực đẩy vừa đủ đưa người lái lên cao.

5. Động cơ phản lực cá nhân

Ngày xưa:

Khái niệm động cơ phản lực cá nhân xuất hiện lần đầu tiên trong văn hóa đại chúng dưới dạng những cuốn truyện tranh, còn ý tưởng về một chiếc ba lô vi tính có khả năng giúp người đeo bay như tên lửa đã được quân đội Mỹ theo đuổi nghiêm túc hơn 50 trước. Thậm chí, người ta đã chế tạo thành công và giới thiệu một chiếc ba lô như thế vào năm 1961.

Năm 1965, trong bộ phim Điệp viên 007: Quả cầu sấm sét, Sean Connery đã đeo một bộ động cơ phản lực cá nhân để trốn thoát khỏi cuộc đấu súng với các nhân vật phản diện.

Đến năm 1967, động cơ phản lực cá nhân đạt tới đỉnh cao, thậm chí còn được coi là thần vật, khi hai người đội mũ bảo hiểm, lái động cơ phản lực cá nhân bay quanh sân vận động Memorial Coliseum, Los Angeles, Mỹ trong suốt nửa thời gian diễn ra giải Siêu cúp Bóng bầu dục Mỹ (Super Bowl) lần thứ nhất trước sự kinh ngạc của 60 000 cổ động viên và hơn 50 triệu khán giả truyền hình.

Ngày nay: Người ta vẫn còn được chứng kiến sự phi thường của các bộ động cơ phản lực cá nhân, nhưng chỉ trong các bộ phim hành động Hollywood hay trong gara của những thợ hàn lập dị. Một số động cơ phản lực ngày nay sử dụng sức nước để phóng người lái lên trời. Trong ngành kỹ thuật, các phi hành gia sử dụng bộ động cơ phản lực đeo sau lưng để di chuyển trong môi trường vũ trụ không trọng lực.

Trở lại tháng 12/ 2014, một công ty ở New Zealand mang tên Martin Jetpack đã giới thiệu dòng sản phẩm động cơ phản lực cá nhân. Bộ máy kỳ cục này được làm từ sợi cacbon và nhôm, động cơ đẩy của máy bao gồm nhiều quạt chạy bằng xăng, có khả năng hoạt động với hai chế độ: có hoặc không có người lái. Công ty này dự kiến sẽ bắt đầu phân phối sản phẩm ngay khi chiếc đầu tiên ra đời vào cuối năm nay với mức giá 83 000 Bảng Anh một chiếc.

Trên đây là 5 phương tiện "vang bóng một thời". Ngày nay bạn vẫn có thể trông thấy 5 phương tiện đặc biệt nêu trên nếu bạn biết phải tìm chúng ở đâu.

Tham khảo: BBC

Theo Genk/Trí thức trẻ