1. Vụ va chạm đầu tiên giữa 2 xe có túi khí là giữa 2 chiếc Chrysler Lebarons và cả 2 tài xế khi đó đều sống sót.

2. Dòng xe đầu tiên sử dụng 2 túi khí tiêu chuẩn là Porsche 944 Turbo vào năm 1987.

10 sự thật thú vị về túi khí - Ảnh 1.

Porsche 911 Turbo 1987

3. Dòng xe đầu tiên trang bị túi khí hành khách phía trước là Mercury Monterey 1972.

4. Túi khí do General Motors sản xuất ở thập niên 1970 bền tới nỗi khi Viện Bảo hiểm an toàn giao thông Mỹ thử nghiệm chiếc Chevrolet Impala hàng thập kỷ sau chi tiết này vẫn "hoàn hảo" trong khi phần còn lại của xe không khác gì đống sắt vụn.

5. An toàn là thế nhưng doanh số bán xe trang bị túi khí của GM và Ford trong thập niên 1970 không nhiều. GM ngưng sản xuất túi khí vào năm 1977 và thậm chí còn vận động hành lang với chính phủ Mỹ để đề đạt việc ngưng tiêu chuẩn hóa túi khí do chúng "không thực tiễn và không phù hợp".

6. Hiện xe GM đã trang bị túi khí đầy đủ, họ cũng từng giới thiệu 1 loại túi khí mới đặt ở hông ghế trong giúp tránh người dùng đập đầu vào tựa tay giữa trong trường hợp xảy ra tai nạn từ ngang hông như dưới đây.

Túi khí trung tâm trên hàng ghế trước được GM giới thiệu vào năm 2013

7. Citroen C4 có vô lăng khá đặc biệt với chỉ viền xoay theo thao tác người lái, phần trung tâm giữ nguyên. Cũng do trung tâm vô lăng không phải di chuyển nên Citroen có thể áp dụng 1 loại túi khí phù hợp hơn với hình dạng thân trên của con người – trên (tương ứng với đầu) nhỏ, dưới (tương ứng với vai và thân) to, khá giống hình quả trứng nằm ngược như trong hình dưới.

10 sự thật thú vị về túi khí - Ảnh 3.

8. Túi khí đầu tiên được đăng ký bản quyền vào năm 1952 tại Mỹ bởi John W. Hetrick nhưng phải gần 20 năm sau phát minh này mới được ứng dụng trên ô tô.

9. Túi khí bắt buộc phải bung rất nhanh (trong 1/20 giây) và mạnh để tránh tình trạng đầu người dùng va vào vô lăng trước khi sẵn sàng như trường hợp dưới đây.

Khác biệt giữa túi khi bung đúng thời điểm và túi khí bung chậm

10. Lực bung túi khí đủ mạnh để có thể gây chết người nếu người lái hoặc hành khách đưa mặt quá gần vào túi khí khi mới bắt đầu bung. Đây cũng là 1 phần nguyên do buộc túi khí phải bung nhanh nhất có thể khi xảy ra va chạm để túi khí bung hết trước khi đầu người lái tiến quá sát vô lăng.

Tham khảo: Jalopnik