Đây là ý kiến của 44% người tiêu dùng Mỹ trong một nghiên cứu mới đây trên trang insuranceQuotes.com, một trang web so sánh bảo hiểm trực tuyến. 53% khách hàng thuộc thế hệ Y (trên dưới 20 và 30 tuổi) vẫn cứ tin “huyền thoại” về chiếc xe màu đỏ là sự thực. Đây cũng là suy nghĩ của 45% sinh viên tốt nghiệp đại học và 42% người Mỹ có mức thu nhập hộ gia đình hàng năm khoảng 75.000 USD hoặc cao hơn.

Nhiều công ty bảo hiểm ôtô có thể cân nhắc xem xét nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cách tính tiền bảo hiểm, song màu sắc lại không phải điều họ nghĩ đến. Loretta Worters, phó chủ tịch phụ trách truyền thông Viện thông tin bảo hiểm tại New York (Mỹ) phát biểu trên trang web truyền hình CNBC: “Màu sắc không liên quan đến các tỷ lệ tính toán bảo hiểm. Tôi cho rằng người ta cứ giữ thông lệ này chẳng qua vì truyền miệng mà thôi”.


Thông tin xe đỏ khiến bạn phải chi nhiều tiền bảo hiểm hơn thực chất chỉ là hư cấu mà thôi.

Thông tin xe đỏ khiến bạn phải chi nhiều tiền bảo hiểm hơn thực chất chỉ là "hư cấu" mà thôi.

Trên thực tế, một vài hãng bảo hiểm ôtô thậm chí chẳng bao giờ hỏi xem bạn thích màu gì khi bạn yêu cầu họ gửi báo giá sản phẩm. Theo nhận định của hãng bảo hiểm xe hơi danh tiếng Geico (Mỹ): “Một chiếc xe màu đỏ không lấy thêm nhiều tiền của bạn so với một chiếc màu xanh, màu vàng, đen hay xanh dương. Các công ty bảo hiểm quan tâm đến năm sử dụng sản phẩm, cấu tạo, kiểu mẫu, loại khung thân, kích thước động cơ và tuổi chiếc xe của bạn. Còn việc bạn nhìn nhận tất cả dựa trên màu sắc của chiếc xe thì lại là một câu chuyện khác”.

Laura Adams, nhà phân tích cấp cao của trang insuranceQuotes.com trong một báo cáo mới đây cho hay: “Tất cả những điều này cho thấy hàng triệu khách hàng Mỹ cần xem lại những gì bao gồm và không bao gồm trong các gói bảo hiểm xe hơi”.

Và đây không phải câu chuyện lưu truyền duy nhất về bảo hiểm xe hơi. 44% người Mỹ vẫn giữ niềm tin lệch lạc rằng các hãng bảo hiểm sẽ không thanh toán nếu lỗi thuộc về người sử dụng xe. Thực tế thì hầu hết các thỏa thuận bảo hiểm sẽ hỗ trợ thanh toán sửa chữa ngay cả khi các vụ tai nạn là do bạn gây ra. Trang web insuranceQuotes.com nhận định đa số khách hàng thế hệ Y không hề biết điều này.

Bên cạnh đó, 17% các tay lái Mỹ không nắm được địa bàn sinh sống có thể là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ bảo hiểm họ phải thanh toán. Bởi theo phó chủ tịch Worters: “Nếu bạn sống tại thành thị, bạn phải thanh toán nhiều hơn so với nếu bạn sống ở vùng ngoại ô vì rõ ràng thành thị bao giờ cũng đông dân hơn”.

Nhìn chung, ở các thành phố tỷ lệ phá hoại, trộm cắp và tai nạn thường cao hơn so với các vùng nông thôn. Tuy nhiên dân số đông không phải là lý do duy nhất của thực trạng này. Tỷ lệ bảo hiểm có thể thay đổi dựa trên mức chi phí và tần suất các vụ kiện tụng, sửa chữa ôtô và phí chăm sóc y tế, khả năng gian lận bảo hiểm và tác động của thời tiết. Ngoài ra, xe hơi bị trộm đột nhập cũng không nằm trong nội dung thanh toán của bảo hiểm. 34% chủ sở hữu xe hơi Mỹ tin rằng các phụ tùng bị “vặt” từ xe của họ sẽ được các hãng bảo hiểm thanh toán. Điều này là không đúng bởi vì bảo vệ tài sản bị đánh cắp thuộc về phạm vi trách nhiệm của chủ nhà và bảo hiểm người thuê.

Theo Msn