Nếu các bạn đã quá quen thuộc với những mẫu xe điện bày bán nhan nhản trên thị trường, thì mẫu xe điện 2 bánh MonoRover dưới đây chắc chắn sẽ làm các bạn phải Ồ lên thích thú bởi thiết kế lạ mắt, cách vận hành tiện dụng và hơn cả là sự gọn gàng.

MonoRover có thiết kế khá đơn giản với chỉ 2 bánh xe được nối với nhau bằng một trục ngang - trục ngang này giữ nhiệm vụ vừa làm bàn để chân, vừa là nơi để động cơ và ắc-quy của xe. Nếu nhìn từ trên xuống, MonoRover khá giống một chiếc đồng hồ cát với 2 đầu nở và bóp nhỏ ở giữa. Điểm chính giữa của MonoRover chính là trục xoay của xe, giúp bộ xử lý bên trong có thể hiểu được xe cần phải đi bên nào dưạ vào tỉ lệ góc xoay của 2 bàn để chân.

Bàn để chân của MonoRover được trang bị một bề mặt cảm ứng phía dưới lớp cao su giúp chuyển những tín hiệu tiến/lùi/xoay từ cổ chân người điều khiển đến bộ xử lý bên trong. Với phương pháp chuyển tín hiệu thông qua cổ chân, MonoRover được đánh giá là mang lại cảm giác uyển chuyển khi đi lại cho người điều khiển.

Di chuyển trên MonoRover R2 mang cảm giác uyển chuyển va linh hoạt.

Di chuyển trên MonoRover R2 mang cảm giác uyển chuyển va linh hoạt.

MonoRover được trang bị một động cơ điện có khả năng di chuyển với tốc độ tối đa 20km/h và quãng đường mà chiếc xe này có thể di chuyển mỗi lần xạc đầy pin vào khoảng 25-30km. Theo thông số của nhà sản xuất, MonoRover có khả năng trở chịu tải lên tới 120kg và có thể leo dốc 15 độ.

Xét về mặt lý thuyết, MonoRover R2 khá dễ dàng để điều khiển khi người lái chỉ cần đứng trên 2 bàn đạp của xe và ấn cổ chân về phía trước để đi tới, ấn gót về phía sau để đi lùi và muốn xe xoay trái hay xoay phải thì dồn lực cổ chân sang bên đó nhiều hơn.

Thế nhưng, trong thực tế sử dụng thì những người mới tiếp xúc với MonoRover R2 sẽ gặp nhiều khó khăn để có thể giữ thăng bằng được trên chiếc xe và làm quen với cách điều khiển xe chỉ dựa vào cổ chân. Bên cạnh đó, cảm biến tại bàn đạp của xe khá nhạy nên chỉ cần điều phối lực không cân bằng, chiếc xe sẽ dễ dàng quật ngã người đứng trên xe.

Để có thể làm quen được với chiếc xe này, người điều khiển có thể phải mất từ 15-30 phút chỉ để giữ được thăng bằng trên xe. Tuy nhiên, nếu đã giữ được thăng bằng trên xe thì việc điều khiển chiếc xe này lại đơn giản đúng như những gì lý thuyết nói.

 

Video trải nghiệm khả năng linh hoạt của MonoRover R2.

MonoRover R2 có khả năng đạt tốc độ 20km/h nhưng tốc độ an toàn mà nhà sản xuất khuyến cáo chỉ ở 12km/h. Và quả thực vậy, trong khi chạy thử, nếu người lái xe tăng tốc của MonoRover R2 lên khoảng 18km/h thì chiếc xe sẽ liên tục kêu "tít tít" để cảnh báo người lái xe đang ở tốc độ nguy hiểm. Ở tốc độ này, chỉ một chút sơ suất cũng có thể khiến người lái xe mất thăng bằng và bị ngã. Trong khi đó, với quán tính lớn và đà văng thì MonoRover có thể gây nguy hiểm cho những người tham gia giao thông khác.

img

Ngoài ra, MonoRover R2 có bánh xe nhỏ nên khoảng sáng gầm xe chỉ khoảng 5-7cm do đó khi di chuyển trong điều kiện đường xá Việt nam thì không phù hợp bởi chỉ cần gặp chướng ngại vật cao khoảng 4cm đã có thể khiến chiếc xe bị trượt hoặc văng đi.

Nhìn chung, MonoRover R2 có thể sẽ được nhiều bạn trẻ yêu thích bởi kiểu dáng độc đáo, vận hành khác biệt. Thế nhưng để có thể sử dụng một cách thành thục thì người lái xe sẽ cần bỏ nhiều thời gian để luyện tập và chấp nhận những cú ngã khi làm quen với chiếc xe. Bên cạnh đó, điều kiện đường xa tại Việt Nam cũng chưa phù hợp để có thể thoải mái sử dụng mẫu xe này, MonoRover R2 có lẽ sẽ phù hợp với những khách hàng trẻ tuổi và có không gian rộng rãi, bằng phẳng để sử dụng.

Một số hình ảnh chi tiết của MonoRover R2:

Trục xoay của xe giúp ghi nhận các tín hiệu giữa 2 bên bàn đạp.

Trục xoay của xe giúp ghi nhận các tín hiệu giữa 2 bên bàn đạp.

Bàn đạp có cảm biến của MonoRover R2.

Bàn đạp có cảm biến của MonoRover R2.

Phía sau là cổng xạc và nút on/off của MonoRover R2.

Phía sau là cổng xạc và nút on/off của MonoRover R2.

MonoRover R2 có vỏ nhựa khá dễ xước do người lái gây ra khi tập sử dụng.

MonoRover R2 có vỏ nhựa khá dễ xước do người lái gây ra khi tập sử dụng.