Tọa lạc tại Dresden, Đức, nhà máy trong suốt của Volkswagen chính thức đi vào hoạt động từ năm 2001 với kết cấu từ 27.870 m2 kính và kiến trúc trông giống bảo tàng hiện đại hơn là một dây chuyền lắp ráp. Đây cũng là nơi Phaeton, một trong những mẫu xe gây tranh cãi nhất của Volkswagen được sinh ra.

Về cơ bản, Phaeton là sản phẩm ra đời theo tầm nhìn mở rộng nhãn hiệu của ông Ferdinand Piech, cựu chủ tịch tập đoàn Volkswagen. Tuy nhiên, Phaeton lại bị chỉ trích là mẫu xe đi ngược lại triết lý ban đầu của nhãn hiệu Volkswagen. Khi ra mắt, Volkswagen từng đặt mục tiêu chỉ sản xuất những mẫu xe giá hợp túi tiền.

Chia sẻ cơ sơ gầm bệ với xe sang Bentley Continental GT, Volkswagen Phaeton được lắp ráp thủ công với số lượng ít. Trung bình mỗi ngày, nhà máy trong suốt của Volkswagen xuất xưởng 44 chiếc Phaeton. Phần lớn những chiếc xe này đều được dùng để phục vụ thị trường Trung Quốc, Đức và Hàn Quốc.

Cùng khám phá nhà máy trong suốt độc đáo của tập đoàn Volkswagen tại Đức qua những hình ảnh dưới đây.

1. Dây chuyền lắp ráp

C:\Users\Administrator\Documents\Anh\autopro nha may trong suot volkswagen (2).jpg

Dây chuyền lắp ráp trong nhà máy của Volkswagen có hình oval và dài 1,5 km. Trong dây chuyền có một hệ thống vận chuyển không người lái làm nhiệm vụ đẩy khung xe và các bộ phận dọc theo đường ray sử dụng 60.000 cục nam châm. Hệ thống điều khiển bằng máy tính sử dụng những bề mặt "vẩy cá" trượt có khả năng chuyển động liên tục, tự động phát hiện vật cản và dừng lại khi cần thiết.

2. Thang máy tự động

C:\Users\Administrator\Documents\Anh\autopro nha may trong suot volkswagen (3).jpg

Hệ thống thang máy tự động sẽ dẫn các chi tiết từ tầng trệt lên dây chuyền lắp ráp. Sau khi được phân loại, các bộ phận được xếp vào từng rổ đi theo mỗi khung xe mà chúng được lắp vào.

3. Trạm lắp ráp

C:\Users\Administrator\Documents\Anh\autopro nha may trong suot volkswagen (4).jpg

Trung bình, có khoảng 110 xe được lắp ráp một lúc trên dây chuyền. Mỗi xe dừng tại một trạm trong thời gian khoảng 12 phút để công nhân lắp ráp và điều chỉnh các bộ phận bằng tay. Một hệ thống cảm ứng không dây chạy dọc theo sàn nhà và cung cấp nguồn điện cho dụng cụ.

4. Đường ray treo

C:\Users\Administrator\Documents\Anh\autopro nha may trong suot volkswagen (5).jpg

Do dây chuyền lắp ráp Phaeton được chia thành 2 cấp, những đường ray treo chạy điện sẽ kết hợp với hệ thống vận chuyển vảy cá để di chuyển khung xe dọc theo dây chuyền. Đường ray do Đại học Dresden phát triển sử dụng một cái ngàm khổng lồ và có thể xoay thân xe quanh công nhân để hạn chế tối đa áp lực lên cơ thể do tư thế làm việc.

5. Khung xe

C:\Users\Administrator\Documents\Anh\autopro nha may trong suot volkswagen (6).jpg

Trước khi ghép với hệ dẫn động, phần khung xe được chế tạo tại nhà máy ở Zwickau sẽ di chuyển dọc theo dây chuyền để nhận các linh kiệm cơ khí và điện. Phần bệ đỡ có thể nâng hoặc hạ khung xe tùy theo tính chất của công việc.

6. Cửa

C:\Users\Administrator\Documents\Anh\autopro nha may trong suot volkswagen (7).jpg

Việc lắp ráp cửa đòi hỏi tích hợp nhiều bộ phận khác nhau, bao gồm linh kiện an toàn, loa, âm ly, mô-tơ của cửa sổ chỉnh điện, khóa và lớp cách điện.

7. Bảng táp-lô

C:\Users\Administrator\Documents\Anh\autopro nha may trong suot volkswagen (8).jpg

Bảng táp-lô được lắp ráp trước khi đưa vào lắp đặt trong xe. Bảng táp-lô của Volkswagen Phaeton tích hợp nắp che có thể chuyển động để mở khe thông khí.

8. Máy lắp cửa

C:\Users\Administrator\Documents\Anh\autopro nha may trong suot volkswagen (9).jpg

Những chiếc máy trông khá phức tạp này chịu trách nhiệm lắp cửa vào xe bằng cách tạo ra áp lực đều quanh chu vi để đảm bảo độ khít chuẩn xác.

9. Sàn nhà máy

C:\Users\Administrator\Documents\Anh\autopro nha may trong suot volkswagen (10).jpg

Toàn bộ sàn của nhà máy trong suốt đều được lát gỗ cứng Canadian Maple với diện tích hơn 23.000 mét vuông. Loại gỗ cứng này không chỉ giảm mệt mỏi cho công nhân mà còn khiến không gian trông giống bảo tàng hơn là một nhà máy.

10. Hệ dẫn động

C:\Users\Administrator\Documents\Anh\autopro nha may trong suot volkswagen (11).jpg

Hệ dẫn động của xe được lắp ráp riêng so với phần khung và do các nhà máy khác nhau sản xuất. Ví dụ như động cơ W12 và V6 FSI được sản xuất tại Salzgitter, Đức. Trong khi đó, động cơ V8 và V6 TDI được sản xuất tại nhà máy Audi ở Gvor, Hungary. Do nhà máy trong suốt chung linh kiện với Bently nên đã hỗ trợ sản xuất mẫu Flying Spur trong 2 năm 2005 và 2006 vì nhà máy ở Crewe bị quá tải.

11. Trạm điều khiển

C:\Users\Administrator\Documents\Anh\autopro nha may trong suot volkswagen (12).jpg

Những chiếc máy tính để bàn này chịu trách nhiệm điều khiển rô-bốt lắp hệ dẫn động và khung xe. Ngoài ra, trạm điều khiển còn làm nhiệm vụ siết chặt 38 bu-lông để hoàn thành quá trình lắp ráp. Đây là khâu tối quan trọng của dây chuyền lắp ráp.

12. Ánh sáng gián tiếp

C:\Users\Administrator\Documents\Anh\autopro nha may trong suot volkswagen (13).jpg

Ánh sáng gián tiếp là một phương thức khác mà nhà máy sử dụng nhằm giảm mệt mỏi cho công nhân. Cụm đèn lớn treo trên trần sẽ làm gia tăng ánh sáng tự nhiên trong nhà máy.

13. Bu-lông và đai ốc được theo dõi bằng máy tính

C:\Users\Administrator\Documents\Anh\autopro nha may trong suot volkswagen (14).jpg

Mỗi trạm lắp ráp đều được sắp xếp sẵn những linh kiện phù hợp với từng khâu lắp ráp. Các dụng cụ thông minh sẽ theo dõi từng bu-lông và đai ốc để đảm bảo lắp ghép chuẩn xác.

14. Xe chuyên chở

C:\Users\Administrator\Documents\Anh\autopro nha may trong suot volkswagen (15).jpg

Xe chuyên chở loại 150 tấn của Volkswagen dùng chung hệ thống đường ray với tàu điện ngầm của thành phố và có nhiệm vụ vận chuyển các phụ tùng từ trung tâm vật tư đến nhà máy trong suốt.

15. Điều hòa nhiệt độ thiết kế chìm

C:\Users\Administrator\Documents\Anh\autopro nha may trong suot volkswagen (16).jpg

Hệ thống điều hòa nhiệt độ được lắp vào ván sàn đảm bảo chức năng điều hòa và nét thẩm mỹ cho nhà máy.

16. Vách cửa cách nhiệt và ngăn chim bay vào nhà máy

C:\Users\Administrator\Documents\Anh\autopro nha may trong suot volkswagen (17).jpg

Khung cửa thép, hệ thống cáp và phần vách tường gồm 2 dãy kính cách nhau 0,6 mét đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như khả năng cách nhiệt giữa trong với ngoài nhà máy. Để tránh chim bay vào kính, hệ thống loa ngoài trời bắt chước ngôn ngữ chim để thông báo lãnh thổ đã được "tiếp quản".

17. Đồng phục chuyên nghiệp

C:\Users\Administrator\Documents\Anh\autopro nha may trong suot volkswagen (18).jpg

Từng người trong số 200 công nhân lắp ráp đều được yêu cầu mặc áo phòng thí nghiệm màu trắng do nhà máy cấp phát để tạo ấn tượng về sự chuẩn xác.

18. Mô hình kiểm soát chất lượng

C:\Users\Administrator\Documents\Anh\autopro nha may trong suot volkswagen (19).jpg

Chiếc Volkswagen Phaeton trong ảnh thực ra là mô hình bằng đất sét được sử dụng để kiểm soát chất lượng. Với trọng lượng cao gấp vài lần xe thật, mô hình được dùng để đánh giá độ sai lệch và kiểm tra nhiều lần nhằm đảm bảo quy trình sản xuất diễn ra theo đúng kế hoạch

19. Kiểm tra lớp sơn cuối cùng

C:\Users\Administrator\Documents\Anh\autopro nha may trong suot volkswagen (20).jpg

Mỗi chiếc Volkswagen Phaeton đều được chạy qua một đường hầm ánh sáng để kiểm tra từng chi tiết xem lắp ráp khớp chưa và lớp sơn lỗi gì không. Mỗi khu vực sử dụng một loại ánh sáng khác nhau để đảm bảo phát hiện mọi sai sót trước khi xe đến tay khách hàng

20. Chạy thử

C:\Users\Administrator\Documents\Anh\autopro nha may trong suot volkswagen (21).jpg

Một lợi ích của sàn gỗ cứng là không để lại vết lốp xe sau lần lái kiểm tra cuối cùng. Sau khi quá trình lắp ráp hoàn thiện, xe được mang đi chạy thử nghiệm trên một cung đường riêng, mô phỏng nhiều loại mặt đường khác nhau, và thử nghiệm áp lực nước để đảm bảo khả năng bảo vệ trước nhiều yếu tố. Ngoài ra, xe còn chạy trên đường công cộng để phát hiện mọi sai sót không bị phát hiện trong quá trình sản xuất.

21. Bàn giao xe

C:\Users\Administrator\Documents\Anh\autopro nha may trong suot volkswagen (22).jpg

Hãng Volkswagen cho phép người mua Phaeton đến lấy xe tại nhà máy. Một điều thú vị là có đến 80% người mua ở Đức, số còn lại đến từ các quốc gia khác. Không chỉ nhận xe, các khách hàng còn muốn có cơ hội chiêm ngưỡng tòa tháp bằng kính của Volkswagen.

Ngọc Hòa