Trong năm 2014, Eva Håkansson đã lập kỷ lục thế giới khi chở thành nữ biker lái mô tô ở vận tốc cao nhất thế giới với thành tích 270,224 dặm/h, tương đương 434,88 km/h. Được biết, Håkansson cũng chính là người phụ nữ đã chế tạo ra chiếc mô tô lập kỷ lục tốc độ thế giới có tên KillaJoule. Hiện KillaJoule là mẫu mô tô điện và sidecar nhanh nhất thế giới.

Là một kỹ sư, Håkansson đã mất 5 năm để chế tạo ra KillaJoule trong garage nhà riêng cùng với sự giúp đỡ của ông xã Bill Dube. KillaJoule không chỉ gây xôn xao vì tốc độ “nhanh như tia chớp” mà còn nhờ công nghệ pin thông minh.

Phóng viên tờ Business Insider đã có một cuộc gặp gỡ và phỏng vấn cô Håkansson để tìm hiểu câu chuyện, cảm hứng và quá trình tạo ra chiếc mô tô nhanh nhất thế giới. Chúng tôi xin lược dịch dưới đây.


Sinh ra ở Thụy Điển, Håkansson đã chuyển đến Mỹ từ 7 năm trước. Cô đã theo học một chương trình đào tạo giáo sư tiến sỹ trong ngành kỹ thuật cơ khí ở trường đại học Denver.

Sinh ra ở Thụy Điển, Håkansson đã chuyển đến Mỹ từ 7 năm trước. Cô đã theo học một chương trình đào tạo giáo sư tiến sỹ trong ngành kỹ thuật cơ khí ở trường đại học Denver.


Bản thân Håkansson được sinh ra trong một gia đình toàn kỹ sư. Cha của Håkansson là một tay đua tại Thụy Điển trong thập niên ’60 và tự chế tạo mô tô khi có thời gian rảnh rỗi. Håkansson đã quyết định noi gương cha của mình khi bắt đầu chế tạo KillaJoule cùng với ông xã là kỹ sư nghiên cứu tại Viện Đại dương và Khí quyển học Mỹ. Hai vợ chồng Håkansson đã khai sinh chiếc mô tô nhanh nhất thế giới trong garage chỉ chứa vừa 2 xe ô tô ở nhà riêng tại Denver, bang Colorado.

Bản thân Håkansson được sinh ra trong một gia đình toàn kỹ sư. Cha của Håkansson là một tay đua tại Thụy Điển trong thập niên ’60 và tự chế tạo mô tô khi có thời gian rảnh rỗi. Håkansson đã quyết định noi gương cha của mình khi bắt đầu chế tạo KillaJoule cùng với ông xã là kỹ sư nghiên cứu tại Viện Đại dương và Khí quyển học Mỹ. Hai vợ chồng Håkansson đã khai sinh chiếc mô tô nhanh nhất thế giới trong garage chỉ chứa vừa 2 xe ô tô ở nhà riêng tại Denver, bang Colorado.


Theo cô Håkansson, mọi người thường rất bất ngờ khi nhìn thấy garage nhỏ bé, nơi ra đời của KillaJoule.

Theo cô Håkansson, mọi người thường rất bất ngờ khi nhìn thấy garage nhỏ bé, nơi ra đời của KillaJoule.


Ban đầu, Håkansson chỉ chế tạo KillaJoule theo sở thích. Vốn kiến thức về kỹ thuật đã giúp Håkansson tưởng tượng và chế tạo thành công chiếc mô tô nhanh nhất thế giới. Thế nhưng, nhiều người lại tưởng chồng cô Håkansson mới là người đứng sau dự án phát triển KillaJoule. “Mọi người thường hỏi chồng tôi về công nghệ của chiếc mô tô”, cô Håkansson tiết lộ với phóng viên Business Insider.

Ban đầu, Håkansson chỉ chế tạo KillaJoule theo sở thích. Vốn kiến thức về kỹ thuật đã giúp Håkansson tưởng tượng và chế tạo thành công chiếc mô tô nhanh nhất thế giới. Thế nhưng, nhiều người lại tưởng chồng cô Håkansson mới là người đứng sau dự án phát triển KillaJoule. “Mọi người thường hỏi chồng tôi về công nghệ của chiếc mô tô”, cô Håkansson tiết lộ với phóng viên Business Insider.


Đối với cô Håkansson, mục tiêu của dự án chế tạo KillaJoule không chỉ dừng ở tốc độ. Mục tiêu chính là thay đổi quan điểm của mọi người về xe điện đồng thời cho thấy những chiếc mô tô thân thiện với môi trường cũng rất mượt mà, tinh vi và hữu dụng. “Mục đích của tôi không phải là phát minh ra thứ gì mới mà cho thấy tiềm năng của những gì có sẵn. Tất cả những công nghệ mà chúng tôi sử dụng đều có ngoài thị trường”, cô Håkansson khẳng định.

Đối với cô Håkansson, mục tiêu của dự án chế tạo KillaJoule không chỉ dừng ở tốc độ. Mục tiêu chính là thay đổi quan điểm của mọi người về xe điện đồng thời cho thấy những chiếc mô tô thân thiện với môi trường cũng rất mượt mà, tinh vi và hữu dụng. “Mục đích của tôi không phải là phát minh ra thứ gì mới mà cho thấy tiềm năng của những gì có sẵn. Tất cả những công nghệ mà chúng tôi sử dụng đều có ngoài thị trường”, cô Håkansson khẳng định.


KillaJoule được trang bị cụm pin lithium-nanophosphate do hãng A123 Systems sản xuất. 4 mô-đun gồm 56 pin đã tạo nên cụm pin 375 V, 10 kWh và nặng 137 kg. Khi cần sạc cụm pin, các mô-đun sẽ được tách riêng ra.Cụm pin được nạp điện thông qua bộ sạc Manzanita Micro 12 kW lấy năng lượng từ máy phát hybrid diesel sinh học CumminsOnan chạy bằng năng lượng mặt trời.

KillaJoule được trang bị cụm pin lithium-nanophosphate do hãng A123 Systems sản xuất. 4 mô-đun gồm 56 pin đã tạo nên cụm pin 375 V, 10 kWh và nặng 137 kg. Khi cần sạc cụm pin, các mô-đun sẽ được tách riêng ra.Cụm pin được nạp điện thông qua bộ sạc Manzanita Micro 12 kW lấy năng lượng từ máy phát hybrid diesel sinh học CumminsOnan chạy bằng năng lượng mặt trời.


Đây là hình ảnh của KillaJoule khi được tháo bỏ thân vỏ bên ngoài. Với cô Håkansson, KillaJoule giống “một máy khoan không dây và có bánh. KillaJoule sử dụng pin tương tự loại dùng cho các thiết bị không dây và điện tử hoặc mô-tơ điện”.

Đây là hình ảnh của KillaJoule khi được tháo bỏ thân vỏ bên ngoài. Với cô Håkansson, KillaJoule giống “một máy khoan không dây và có bánh. KillaJoule sử dụng pin tương tự loại dùng cho các thiết bị không dây và điện tử hoặc mô-tơ điện”.


Phần đầu của KillaJoule rất đơn giản để có thể đạt vận tốc cao. Vì lý do này, người lái phải khá thấp và nhỏ con mới có thể ngồi vừa.

Phần đầu của KillaJoule rất đơn giản để có thể đạt vận tốc cao. Vì lý do này, người lái phải khá thấp và nhỏ con mới có thể ngồi vừa.


Bên phải KillaJoule có thêm một bánh xe thứ ba để mang đến sự cân bằng cho phần đầu.

Bên phải KillaJoule có thêm một bánh xe thứ ba để mang đến sự cân bằng cho phần đầu.


KillaJoule và cô Håkansson sau khi lập kỷ lục tốc độ.

KillaJoule và cô Håkansson sau khi lập kỷ lục tốc độ.


Ban đầu, cô Håkansson không có ý định tự mình cầm lái KillaJoule. Tuy nhiên, sau một thời gian thất bại trong việc tìm kiếm tay lái chuyên nghiệp, cô đã quyết định ngồi sau vô lăng KillaJoule. Được biết, đây không phải là lần đầu tiên cô lái mô tô. Trên thực tế, Håkansson học lái mô tô từ năm 16 tuổi.

Ban đầu, cô Håkansson không có ý định tự mình cầm lái KillaJoule. Tuy nhiên, sau một thời gian thất bại trong việc tìm kiếm tay lái chuyên nghiệp, cô đã quyết định ngồi sau vô lăng KillaJoule. Được biết, đây không phải là lần đầu tiên cô lái mô tô. Trên thực tế, Håkansson học lái mô tô từ năm 16 tuổi.


Với sự giúp đỡ của cha, Håkansson từng chế tạo thành công chiếc mô tô điện đầu tiên được phép lưu thông trên đường phố công cộng của Thụy Điển có tên ElectroCat.

Với sự giúp đỡ của cha, Håkansson từng chế tạo thành công chiếc mô tô điện đầu tiên được phép lưu thông trên đường phố công cộng của Thụy Điển có tên ElectroCat.