Trước khi đường hầm Anzob được xâu dựng, người dân phải vượt qua biên giới sang Uzberkistan thông qua 1 con đường đất nếu muốn di chuyển giữa thủ đô Duschanbe và thành phố lớn thứ hai là Khujand. Tuy nhiên, tuyến đường này lại thường xuyên xảy ra lở tuyết, bởi vậy, lựa chọn duy nhất của người dân ở Tajikistan chính là đường hàng không. Nhưng chi phí cho hàng không lại khá đắt đỏ với hầu hết mọi người. Vì vậy, tuyến đường hầm dài 5km trị giá 4 tỷ USD được thực hiện bởi Iran có ý nghĩa hết sức quan trọng với Tajikistan.

Mặc dù chính thức đi vào hoạt động từ 2006 nhưng phải tới tháng 3/2015, tuyến đường hầm vẫn còn nhiều chỗ chưa được hoàn thành. Chỉ trong vòng 3 tháng, nó đã phải đóng cửa để sửa chữa và mở lại vào tháng 9.

Nơi đây được mệnh danh là "đường hầm địa ngục" bởi chỉ những người thực sự dũng cảm mới đi vào đường hầm đầy ác mộng này.


Cổng vào đường hầm tử thần Anzob

Cổng vào đường hầm tử thần Anzob

Đường hầm Anzob tối và hết sức nguy hiểm bởi không hề có bất kỳ đèn đường nào bên trong cũng như không khí ngột ngạt vì không có quạt thông gió. Người dân địa phương thậm chí còn truyền tai nhau về những câu chuyện có người chết bên trong đường hầm do tắc đường và ngạt khí carbon monoxide.

Đường hầm giống như một cuộc thi vượt chướng ngại vật với nhiều ổ gà lớn và những vũng nước sâu. Nhiều nơi trong hầm còn có đá rơi. Với hai làn đường, đường Anzob khá chất hẹp để né tránh các chướng ngại vật trước mắt.

Nhà thám hiểu Silvan Graf đã miêu tả lại cảm xúc của mình bên trong đường hầm:

'Kể cả khi thời tiết đẹp thì đường hầm vẫn ngập đầy nước, những hố sâu ở đoạn đường làm dang dở trở thành cái bẫy vô hình với tài xế. Kênh thoát nước hỏng. Đường hầm thiếu ánh sáng và quạt thông gió, kết hợp với khí thải của xe gây khó thở cho tài xế."

 

Nghiêm Đạt