Sinh năm 1909, Zora Arkus-Duntov lớn lên trong một gia đình giàu có với bố mẹ là người Nga. Thời gian đầu, cha mẹ của Zora đến Brussels, Bỉ để học tập. Sau đó, gia đình Arkus trở lại thành phố Saint Petersburg của Nga để sống qua thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ nhất và Cách mạng Nga.

img

Chàng thanh niên Zora dù không hứng thú mấy với trường học nhưng dường như bị thôi miên bởi bất cứ thứ gì có khả năng chuyển động bằng năng lượng riêng. Vào thời kỳ khan hiếm thực phẩm, Zora đã bảo vệ nguồn cung cấp đồ ăn của gia đình bằng một khẩu súng. Thậm chí, ông còn dùng súng để ép một bác sỹ đến chăm sóc cho người mẹ đau ốm của mình.

img

Trong bối cảnh kinh tế suy thoái trầm trọng, ông Jacques Arkus, cha của Zora, phải ở nhà sau quyết định ly hôn. Sau đó, mẹ của Zora kết hôn với ông Josef Duvtov. Đến năm 1941, khi cảm thấy thực sự tôn trọng cha dượng, Zora đã đổi họ thành Arkus-Duntov.

Chứng kiến diễn biến ngày càng xấu đi ở Đức trong những năm ‘30, đặc biệt với những người gốc Do Thái, Arkus-Duntov và vợ có tên Elfi Wolff đã chuyển đến Paris, sau đó tới Mỹ trên một chiếc máy bay chở đồ chuyển đổi mục đích sang chở người. Vợ chồng Arkus-Duntov đã tìm thấy may mắn ở thế giới mới. Người vợ kiếm tiền bằng nghề vũ công chuyên nghiệp trong khi Arkus-Duntov trở thành một nhà sản xuất vũ khí chiến tranh.

img

Bất ngờ thay, thành công của Arkus-Duntov chỉ thực sự đến sau khi ông gia nhập tập đoàn General Motors với tư cách một kỹ sư phát triển. Khi chiêm ngưỡng chiếc Chevrolet Corvette nguyên mẫu của Harley Earl tại triển lãm New York Motorama 1953, Arkus-Duntov cảm thấy say mê ngay từ cái nhìn đầu tiên.

Arkus-Duntov đã ra sức thuyết phục Ed Cole, người đứng đầu nhãn hiệu Chevrolet, cũng như Maurice Olley, giám đốc trung tâm nghiên cứu và phát triển của tập đoàn GM thời bấy giờ, về tầm quan trọng của việc đưa Corvette lên dây chuyền sản xuất thương mại. Đồng thời, Arkus-Duntov cũng khẳng định sự đóng góp của ông sẽ là công cụ cải tiến bất cứ loại ô tô hiệu suất cao nào.

img

Olley không mấy mặn mà với ý tưởng hợp tác với nhà sản xuất ô tô khác. Để trừng phạt, ông đã chuyển Arkus-Duntov xuống làm việc ở bộ phận xe tải. Tuy nhiên, Cole lại có ý tưởng khác sau khi đọc bản thuyết trình của Arkus-Duntov, trong đó chỉ ra cách thức di chuyển của xe hot rod có thể giúp nhãn hiệu Chevrolet tiếp cận với người giới trẻ. Cole đã giao một dự án đầy thử thách cho Arkus-Duntov là phát triển hệ thống phun nhiên để đưa vào sử dụng cho xe Chevrolet V8 phiên bản 1957. Trên nền tảng công nghệ có sẵn của Mercedes-Benz 300SL, Arkus-Duntov đã tìm ra cách đo khối lượng không khí đi vào thay vì sử dụng phương thức đo mật độ tốc độ.

img

Chiếc Corvette SS 1957 đã khởi nguồn một nhãn hiệu mà Chevrolet vẫn sử dụng cho đến ngày hôm nay. Chiếc xe đua được phát triển có mục đích này đã dạy Arkus-Duntov một bài học quan trọng khi thất bại chỉ sau 23 vòng đua tại giải 12 Hours of Sebring. Theo đó, cách tốt nhất để tránh nóng cho người điều khiển là gắn động cơ vào phía sau buồng lái. Cuối năm đó, Arkus-Duntov đã giành được vị trí giám đốc chi nhánh sản xuất xe hiệu suất cao của tập đoàn GM.

Với tinh thần làm việc nghiêm túc, Arkus-Duntov và đội ngũ của mình đã tạo ra 5 chiếc ô tô thí nghiệm với động cơ đặt giữa để khám phá thiết kế hệ thống treo độc lập, dẫn động bốn bánh, động cơ V8 dung tích lớn, động cơ quay và cấu trúc thân vỏ bằng nhôm. Ông đã giành được bằng sáng chế cho hệ dẫn động 4 bánh mới.

img

Arkus-Duntov đã rất nỗ lực đấu tranh để không đưa Chevrolet Convertte đi sai hướng. Frank Winchell, giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát triển của GM, đã chế tạo một chiếc Chevrolet Corvette nguyên mẫu với động cơ V8 đặt phía sau. Ed Cole và John DeLorean cùng đề xuất mẫu Chevrolet Corvette 2+2. Thiết kế cửa sổ chia đôi ấn tượng mà bộ phận thiết kế của Bill Mitchell tạo ra cho Chevrolet Corvette 1963 đã bị Arkus Duntov phản đối vì hạn chế tầm nhìn phía sau và giảm lực nâng khí động học. Ông đã khắc phục được vấn đề về cửa sổ chỉ một năm sau đó song không thể cải thiện hoàn toàn vấn đề khí động học.

Arkus-Duntov đã lập được nhiều thành tích với những tiến bộ kỹ thuật như khung xe cứng hơn, hệ thống treo sau độc lập và phanh đĩa. Công suất và khả năng vận hành của Chevrolet Corvette được nâng cao nhờ hệ thống phun nhiên liệu, nhiều bộ chế hoà khí, động cơ V8 dung tích lớn và hộp số 4 số bền hơn. Chiếc Corvette thế hệ thứ 2 do ông đề ra ý tưởng không chỉ bán rất chạy mà còn mang về cho GM lợi nhuận cao.

Chính Arkus-Duntov đã truyền cảm hứng cho đội ngũ nhân viên ít ỏi của mình. Theo Roy Sjoberg, kỹ sư phát triển Corvette, về sau trở thành kỹ sư trưởng của Dodge Viper, cho biết: “Zora có khả năng khơi dậy cảm xúc trong nhân viên. Khi đó, bạn sẽ cam kết đi theo con đường của ông ấy”. Cuối cùng, đến năm 1967, Arkus-Duntov trở thành kỹ sư trưởng của nhóm phát triển Chevrolet Corvette trong tập đoàn GM.

img

Đáng tiếc thay, cách bố trí động cơ đặt giữa mà Arkus-Duntov muốn áp dụng cho Chevrolet Corvette không bao giờ được sử dụng trong suốt thời gian ông gắn bó với tập đoàn GM. Những người phản đối cho rằng các tín đồ của Chevrolet Corvette không thích và không hiểu ý tưởng đó. Bên cạnh việc doanh số bán hàng tại thời điểm đó vốn đã rất tốt, chi phí chuyển đổi kỹ thuật đắt đỏ cũng là một vấn đề đáng kể. Năm 1975 khi Arkus-Duntov đến tuổi bắt buộc nghỉ hưu, ánh hào quang của Chevrolet Corvette thế hệ thứ ba mờ dần. Mãi đến năm 1984, Chevrolet Corvette thế hệ thứ tư mới chính thức ra đời.

img

Thời trẻ, Arkus-Duntov thường dùng thuốc lá như một phụ kiện thời trang. Tuy nhiên, chính thuốc lá cũng khiến ông bị mắc căn bệnh ung thư phổi vào năm 1995 dù đã cai thuốc nhiều năm. Trước đó, ông đã từng sống sót qua ca phẫu thuật tuyến tiền liệt vào năm 1967 và đột quỵ vào năm 1969. Đến năm 1996, Arkus-Duntov qua đời vì căn bệnh ung thư phổi.

Di sản của người đàn ông đã xây dựng đế chế Corvette nói chung và phiên bản động cơ đặt giữa nói riêng sẽ sống mãi khi Corvette C8 với dòng chữ ZORA hoặc ZoRa1mà hãng Chevrolet đang phát triển lăn bánh trên đường.

Theo Ngọc Hòa - Road and Track