1. Có rất nhiều thứ ở bên dưới trạm xăng

Theo Ed Weglarz, người đứng đầu Hiệp hội thực phẩm & kinh doanh xăng dầu (AFPD) ở Mỹ cho biết, có thể có như tới 5 hầm cất trữ hàng chục ngàn lít nhiên liệu ở dưới trạm xăng. "Ngoài ra, hệ thống còn có máy dò rò rỉ dây chuyền tự động, thiết bị thăm dò trong mỗi bể cung cấp thời gian thực đo giám sát bể, hệ thống báo động để ngăn chặn việc bị tràn và anôt trong thùng chứa bằng thép chống ăn mòn" – Weglarz nói thêm.

2. Xăng tăng giá, các trạm xăng dầu "méo mặt"

Họ chỉ nhận được vài xu cho mỗi gallon sau thuế và chi phí vận hành. Trong thực tế, các chủ trạm xăng rất ghét mỗi khi giá xăng tăng cao hơn cả người tiêu dùng. Hiệp hội các cửa hàng tiện lợi quốc gia (NACS) ở Mỹ giải thích, "các nhà bán lẻ nhiên liệu thường thấy lợi nhuận giảm khi giá xăng tăng và tăng khi giá giảm." Thay vào đó, hầu hết lợi nhuận của họ đến từ các mặt hàng tiện lợi bán ở các cửa hàng. Jeff Lenard, Phó Chủ tịch Sáng kiến Công nghiệp chiến lược cho NACS, cho biết các mặt hàng như kính mát, đồ ăn nhẹ và y tế đem đến hơn 60% tổng thu nhập.

3. Máy bơm xăng không phải luôn luôn chính xác

Bạn phải chắc chắn rằng khi màn hình hiển thị mức giá về số 0 mới bắt đầu bơm xăng, có như vậy, giá xăng bạn mua mới không bị tính thêm phí.

img

4. Các vị trí đặt trạm xăng đều được tính toán khoa học

Để bắt đầu mở một trạm xăng, kích thước, tình hình giao thông và người dân sống trong khu vực đều được tính toán. Lenard cho rằng, nếu ở một ngã tư có 4 hướng đi, trạm xăng nên đặt ở bên phải và ở sau đèn đỏ. Người lái xe thường không muốn rẽ sang trái và muốn đi qua đèn đỏ trước khi đến trạm xăng.

5. Máy bơm trạm xăng rất bẩn

Trong một nghiên cứu năm 2011, các nhà nghiên cứu Kimberly-Clark đã kiểm tra số lượng vi khuẩn trên hàng trăm các bề mặt, từ máy ATM đến nút bấm thang máy trong 6 thành phố lớn của Mỹ. Kết quả, nơi bẩn nhất họ tìm ra chính là máy bơm ở trạm xăng. Họ tìm thấy sự hiện diện của động vật, thực vật, vi khuẩn, nấm men hoặc nấm mốc ở vật thể này. Để tránh lây lan vi khuẩn, các chuyên gia khuyên bạn sau khi đổ xăng nên rửa tay thật kỹ.

6. Một thương hiệu thức ăn nhanh nổi tiếng ban đầu là một trạm xăng

Trong những năm 1940 và 1950, Sanders - người sáng lập ra cửa hàng ăn nhanh Kentucky Fried Chicken, đã bắt đầu làm chủ sở hữu của trạm xăng và kiêm bán gà vào bữa ăn tối. Trạm xăng của ông về sau đã bị xóa sổ để xây dựng hệ thống đường cao tốc liên bang. Vì vậy ông đã đầu tư vào nhà hàng gà của mình để thay thế.

img

Thương hiệu gà rán KFC có khởi đầu là tiệm bán gà trong cây xăng

7. Dùng điện thoại di động không phải là nguyên nhân duy nhất có thể gây cháy trạm xăng

Bạn có thể gây ra một tia lửa nếu dùng điện thoại khi đi bơm xăng. Nhưng ngoài ra, một số loại vải nhất định cũng không nên mặc khi đi gần các trạm xăng. Các chuyên gia cho rằng, quần áo được làm bằng vật liệu tổng hợp có thể gây ra tĩnh điện và sau đó dễ bùng phát lửa. Thêm vào đó, đèn pin cũng không nên được sử dụng gần các thùng chứa nhiên liệu.