Vào ngày 29/5 vừa qua, hành trình Yamaha Blue Core Touring – Hành trình Kết nối Đam mê, cung thứ tư khám phá Tây Bắc Bộ đã bắt đầu. Trong hành trình này, nhóm phóng viên đánh giá xe đã may mắn có cơ hội tham gia trải nghiệm và kiểm chứng khả năng vận hành cũng như mức độ tiết kiệm nhiên liệu của chiếc xe ga Yamaha Grande với công nghệ động cơ Blue Core.

Yamaha Grande: Khéo léo trên từng loại địa hình

Trong ngày đầu tiên, đoàn thực hiện quãng đường từ Hà Nội đến Nghĩa Lộ kéo dài 182 km. Đường đi khá đẹp, có những đoạn đường đèo nhỏ nhưng độ dốc thoải dài. Đoàn phượt và luôn giữ tốc độ trung bình ở mức 40km/h. Nếu như ở đồng bằng rất khó để cảm nhận được sự hợp lý giữa động cơ và trọng lượng xe, thì tại địa hình đồi núi, người lái có thể cảm nhận rõ rệt sự kết hợp hoàn hảo này.

img

Tổng trọng lượng xe 99kg và người lái nặng khoảng 66kg khiến động cơ 125 phân khối với công nghệ Bluecore thoả sức thể hiện mình trên những hành trình vượt núi. Chiếc Grande lên dốc khá nhẹ nhàng, tay ga không nhất thiết phải siết sâu, tua máy chỉ cao hơn khi đi đường bằng một chút và lực xe thì đủ để người lái tăng tốc giữa dốc hay xuất phát trên dốc. Người điều khiển luôn được ở trong vị trí lái thoải mái với tay duỗi thẳng và chân gập vuông góc. Tổng thể những điểm này mang lại cho người lái một cảm giác khá thư thái, điều khiển xe không mất nhiều tâm trí.

Trong ngày thứ hai, chiếc Grande tiếp tục hành trình của mình ở một cung đường khác ngắn hơn là Tú Lệ - Mù Cang Chải. Lần này, phóng viên của đánh giá xe đã tách đoàn, đưa Grande đi trải nghiệm với tốc độ cao hơn trên nhiều loại đường khác nhau như đường nhựa, đường đất, dốc cao và cả đường offroad. Trên đường từ Tú Lệ đến Mù Cang Chải qua đèo Khau Phạ, chúng tôi có ghé qua La Pán Tẩn và Chế Cu Nha, hai xã nằm trên núi cao. Những ai đã từng ghé đến hai địa danh này hẳn sẽ không quên những con dốc cao ở La Pán Tẩn, đoạn đường bê tông vừa dốc vừa cua gấp và cả những đoạn offroad trên Chế Cu Nha.

img

Trước tiên là những con dốc rất dài và liên tục, rồi những khúc cua gắt và các đoạn dốc tiếp ngay sau đó. Tay ga phải siết sâu hơn và động cơ bắt đầu phải làm việc nặng hơn, liên tục dừng và ép động cơ phải xuất phát giữa dốc. Sau khoảng 15 phút “leo trèo”, cả nhóm đã lên tới La Pán Tẩn.

Với lợi thế là xe côn tay và có dung tích xy-lanh lớn hơn, Yamaha Exciter chở hai người vẫn băng băng leo lên La Pán Tẩn tương đối dễ dàng. Trong khi đó Yamaha Grande vốn chỉ là một chiếc xe ga 125cc nhưng cũng chẳng hề chịu kém cạnh, không ngừng bám sát chiếc Exciter đi phía trước.

Đoạn thử thách lớn nhất chính là đường lên Chế Cu Nha. Khác với La Pán Tản với đường vào được đổ bê tông rất đẹp và trải dài lên tận đỉnh, đường vào Chế Cu Nha bắt đầu bằng một đoạn đường đất gồ ghế và khúc cua lên dốc rất gắt.

Sau đoạn đường đất ngắn là đoạn đường bê tông. Tuy nhiên đừng vội mừng, đoạn đường bê tông này rất bé và dốc. Mỗi đoạn cua tay áo lên dốc chỉ cách nhau chừng 15 – 20 mét, vì vậy việc giữ đà cho xe vượt dốc là rất khó khăn. Bản thân chiếc Exciter 150 chở hai đi trước liên tục phải dùng số một để có thể vượt qua đoạn đường này. Ngay khi nhìn thấy đoạn đường vừa đốc vừa cua gắt nói trên, suy nghĩ đầu tiên bật ra trong đầu tôi là: “ Đường thế này thì không biết liệu con xe của mình có lên nổi không!?”. Nhưng thật bất ngờ, ngay khi chiếc Exciter dừng lại ở Chế Cu Nha thì chiếc Grande được đồng nghiệp của chúng tôi vận hành cũng xuất hiện ngay từ phía sau.

img

Vẫn chưa hết, ngay sau đoạn đường bê tông là một đoạn đường đất gồ ghề còn hơn cả lối vào hiện ra trước mắt, đây là đoạn đường đầy những ổ gà, chỗ trũng do bị xe cày xới và đá sỏi. Vậy mà chiếc Grande vẫn có thể vượt qua những đoạn đường đỏ để đến được điểm cần đến. Tiếng máy vẫn êm dịu và dường như chiếc xe không cần đến thời gian "nghỉ xả hơi".

Trong ngày thứ ba của hành trình Tây Bắc Bộ, Yamaha Grande tiếp tục thử thách “bản thân” với cung đường Mù Cang Chải -Lào Cai, kéo dài 203 km. Sau khi nhập đoàn với đoàn phượt của hành trình Yamaha Blue Core Touring, tốc độ trung bình của đoàn được đẩy cao hơn, Grande được thử sức với hai loại đường là đường đất hơi lầy từ Mù Cang Chải đến Than Uyên và đường nhựa rất đẹp trên đèo Ô Quy Hồ.

Trong khoảng 45 km đầu từ Mù Cang đến Than Uyên, đoàn chúng tôi liên tục phải di chuyển tương đối chậm do gặp phải đoạn đường đang sửa. Địa hình chủ yếu ở đây là đường đất, có đoạn khô, có đoạn lầy lội do nước, có đoạn lại rất nhiều đá dăm. Dù đường tương đối xấu, đi chậm nhưng tại thời điểm đó Yamaha Grande đạt mức tiêu thụ nhiên liệu trung bình 1,1 lít/100km.

img

Tuy nhiên, đây chỉ là con số nhất thời do đoạn đường khá ngắn. Từ Than Uyên lên Sapa, Grande chính thức đi chinh phục đèo Ô Quy Hồ, một trong Tứ đại đỉnh Đèo của miền bắc với độ dài gần 50km, ngoằn nghoèo, hiểm trở, độ dốc cao, lên xuống liên tục và nhiều khúc cua gắt. Với độ cao, sự hiểm trở và chiều dài của mình, Ô Quy Hồ còn được mệnh danh không chính thống là "vua đèo vùng Tây Bắc”.

Mức tiêu thụ nhiên liệu gây choáng váng

Điều làm chúng tôi bất ngờ nhất là sau 3 ngày bị “quần tả tơi”, Grande đã đạt mức tiêu hao xăng khiến cả đoàn ai cũng ... choáng váng.

Trong ngày đầu tiên, sau hành trình 182 km và hơn 8 tiếng hoạt động liên tục, đồng hồ trên xe ga Yamaha Grande báo mức tiêu thị nhiên liệu trung bình 1,3 lít/100 km. Trên cung đường này, chúng tôi chọn cách đi giữ đều tốc độ của xe bằng cách tạo đà và điều chỉnh ga sao cho hợp lý.

img

Trong ngày thứ hai, hành trình dù ngắn hơn, chỉ hơn 70km nhưng Yamaha Grande lại đi vào những đoạn đường khó, phải vượt địa hình và leo dốc nhiều nên mức tiêu thụ nhiên liệu mà đồng hồ trên xe báo lại là 1,6 lít/100 km. Khi đi ở đường xấu, chúng tôi vẫn cố gắng giữ vững tay ga để đảm bảo xe có tốc độ ổn định, không thốc ga để nhanh chóng vượt qua. Trong khi đó khi vượt dốc cao và cua gắt liên tục thì việc căng ga tạo đà là không tránh khỏi.

Nổi bật nhất là ngày thứ ba, chiếc xe ga Yamaha Grande có được mức tiêu thụ nhiên liệu rất ấn tượng là 1,2 lít/100 km đường hỗn hợp, đường bằng có, offroad có, leo đèo đổ dốc đều có. Với xe ga, việc tạo đà cho xe rất quan trọng, điều này không chỉ giúp xe có thể dễ đàng leo đèo mà còn giúp xe có mức tiêu thụ nhiên liệu thấp. Khi xe đã có đà, việc ta cần làm là chọn đúng mức ga sao cho xe vẫn có thể leo đèo ở vận tốc thật đều, không cần phải leo nhanh, leo khỏe. Trong khi đó lúc đổ đèo, việc kết hợp giữa lực hãm của máy và nháy phanh sau, trước cũng góp phần tạo nên sự an toàn và tiết kiệm xăng cho xe.

img

Sau khi nắm được các thông số trên do đồng hồ trên xe báo lại, chúng tôi đã yêu cầu kỹ thuật viên đi theo đoàn đổ bù vào lượng xe mà xe đã tiêu thụ ở mỗi ngày để so sánh. Theo đó, lượng xăng đổ bù vào bình xăng và lượng xăng mà xe tiêu thụ có sai số không quá lớn. Như vậy mức tiêu thụ nhiên liệu trung bình do xe báo lại rất có giá trị tin cậy. Thông thường, những chiếc xe ga luôn có mức tiêu hao nhiên liệu khá cao, từ 3 – 4 lít cho 100 km đường; đồng thời khả năng leo trèo, vượt dốc cũng bị cho là lép vế hơn so với các chiến mã xe số.

Tuy vậy Grande đã chứng minh trên thực tế cả 2 quan niệm này đều không chính xác. Không chỉ “dũng mãnh” vượt qua cả quãng đường hỗn hợp, chiếc xe ga xinh xắn này còn có mức tiêu hao nhiên liệu thấp đến khó tin. Được biết, thành tích tốt nhất trong 3 hành trình trước của Blue Core Touring cũng đã là 1,4 lít/100 km - con số không ai nghĩ được tạo nên bởi một chiếc xe tay ga có dung tích máy 125cc.

Với bất ngờ trên, tất cả những người đang theo dõi sát sao hành trình vẫn đang mong chờ ở một kỷ lục mới của Grande khi hành trình Tây Bắc Bộ vẫn còn lại tới 4 ngày và sau đó là hành trình cuối cùng ở Bắc Trung Bộ sẽ diễn ra ngay khi hành Tây Bắc Bộ kết thúc.