Ra đời từ năm 1978 đến năm 2011, Paris Dakar đã có một hành trình không hề ngắn, đồng nghĩa với những gì mà giải đua này mang đến cho lịch sử môn thể thao đua xe thế giới.

Không chỉ mang đến cho nhân loại những đường đua khắt nghiệt nhất hành tinh, những tay đua ưa thử thách và khao khát khám phá nhất, Paris Dakar còn mang đến cuộc cạnh tranh bất tận của các hãng sản xuất ô tô. Còn điểm đến nào để khuếch trương sức mạnh phù hợp hơn ở Paris Dakar.

img

Trong phần 2 của Paris Dakar : Cuộc đua khắc nghiệt nhất thế giới, chúng tôi sẽ giới thiệu tới các bạn các chủng loại xe tham gia cuộc đua và những xe đua tiêu biểu.

Những chủng loại xe tham gia

Có ba lọai xe chính trong cuộc đua Dakar là xe mô tô, xe ô tô (bao gồm xe địa hình và xe tải nhẹ) và xe tải nặng. Rất nhiều hãng xe đã coi cuộc đua Dakar như một cơ hội để trình diễn độ bền của xe do họ sản xuất, mặc dù hầu hết những lọai xe này đã được cải tiến toàn bộ. Có thể nói Dakar là một trong những cuộc đua phô diễn sức mạnh uy tín nhất hành tinh.

Vào thời kỳ đầu, hầu như các nhãn xe đa dụng tại Châu Âu thống trị cuộc đua: Land Rover, Range Rover, Toyota Land Cruiser, Mercedes Gelandewagen (G-class) và Pinzgauer (hãng chuyên về xe địa hình, căn cứ tại Salzburg, Áo).
 
img

Các hãng xe khác cũng cải tiến tòan bộ lọai xe thành thị của họ để mang vào cuộc đua, như là Rolls Royce, Citroen và ngay cả Porsche.

Trong cuộc đua 2002 gần đây ở dòng xe ô tô chúng ta còn được thấy các hãng như Mitsubishi (Pajero Montero), Nissan và Hyundai. Những chiếc xe SUV đa dụng hiệu Mercedes, Range Rover và BMW cũng có góp mặt nhưng không thấy lên được các vị trí đầu.

Các hãng xe máy cũng không hề chịu kém cạnh khi liên tục ra mắt những mẫu xe dảnh riêng cho cuộc đua Paris Dakar. Những ông lớn ở đây phải kể đến: Honda, Suzuki, BMW, Yamaha...

Các loại xe đua
 
Mitsubishi được đánh giá là một trong những hãng sản xuất xe đua tại Paris Dakar ổn định nhất từ trước đến giờ. Trong suốt thập kỷ vừa qua, Mitsubishi đã chiến thắng hầu hết trong các năm và chỉ chịu nhường bước vài lần cho tay đua lão luyện người Pháp, Jean-Louis Schlesser, người lái chiếc xe địa hình tự thiết kế trang bị động cơ của Ford.
 
img

Jean-Louis Schlesser là người đã chế tạo ra một dòng xe chuyên leo đồi núi để tham dự cuộc đua và đã thắng giải vài lần. Các lọai xe tải chuyên để đua kiểu "Baja" (một giải đua địa hình của Mỹ) cũng tham gia, nhưng rất ít khi giành chiến thắng. Về dòng xe tải nặng thì có Tatra (Tiệp Khắc), Kamaz, Hino, MAN (Đức), DAF (Hà Lan) và Mercedes-Benz Unimog. Vào những năm 1980 đã diễn ra cuộc tranh đua vị trí đầu của hai hãng xe tải DAF và Mercedes-Benz với lọai xe có hai động cơ với hơn 1000 mã lực (750kW). Sau đó là các hãng Tatra, Perlini và Kamaz đã vươn lên. Về chủng lọai xe mô tô thì hãng KTM là "trùm" trong hầu hết các năm. BMW cũng chế tạo lọai mô tô "Dakar" để tham gia.

Vào thời điểm hiện nay, các đối thủ cạnh tranh trong lọai xe ô tô là Volkswagen, Mitsubishi và Nissan, và mô tô thì có Yamaha và KTM. Kể từ khi bước qua thiên niên kỷ mới, các đối thủ trong lọai xe tải cũng được sắp xếp lại, các nhãn hiệu khát khao chiến thắng bao gồm DAF, Tatra, Mercedes-Benz và Kamaz.
 
img

Các tay đua NASCAR chỉ làm một công việc nhẹ nhàng vì họ chỉ phải lái tối đa 500 dặm trong một cuộc đua và không bao giờ chạy khi trời mưa. Các tay đua F1 thì càng nhẹ nhàng hơn nữa vì họ không bao giờ lái hơn hai tiếng đồng hồ. Các tay đua WRC (World Rally Championship) thì có một chút khó khăn hơn khi họ phải lái trong mọi thời tiết trong vòng ba ngày cho mỗi vòng đua. Và trên tất cả các sự nhẹ nhàng, là các tay đua nói trên không hề phải chăm sóc cho chiếc xe mà họ đua.
 
Hãy thử hỏi tại sao một số nhà vô địch đua xe thế giới lại khóai lăn lóc dưới sình lầy, tự tay đào bới cho xe thóat khỏi hầm hố và tự tay sửa lấy chiếc xe khi đang trong cuộc đua? Câu trả lời: đó chính là sự thử thách. Tại Bắc Phi có một cuộc thử thách tột bực như vậy diễn ra hàng năm vào tháng Giêng.
 
Tổng hợp