Rất nhiều người cho rằng xăm mình có thể coi như một chứng “nghiện” vì thực tế là số người sau khi đã đi xăm một lần, không ít lần quay lại các tiệm xăm mình để bổ sung những hình xăm mới không hề nhỏ.
 
Nghiện là từ quen thuộc mà trong cuộc sống chúng ta vẫn nghe thấy thường ngày. Nghiện thuốc, nghiện ma túy, nghiện rượu… những chứng nghiện luôn đi kèm với nhân cách yếu, kém kiểm sóat về hành vi và thói quen. Nhưng liệu có điều tương tự ở những người thích xăm mình hay không?

img

Dường như nói rằng xăm mình gây “nghiện” là không thỏa đáng lắm. Mỗi người đều có một lý do rất khác nhau khi quyết định để mang một tác phẩm nghệ thuật trên cơ thể mình. Đó có thể là: một hình ảnh hấp dẫn liên quan đến những điều mình ưa thích, ghi nhớ về một người đặc biệt nào đó, gây sự chú ý hay đơn giản là tiêu tiền!
 
img
Hình ảnh này được khắc ghi để tưởng nhớ tới người ông đã từng là tài xế xe tải. Ông đã chết vị bệnh ung thư não. Trên chiếc đài nhỏ của ông có dòng chữ “bridge breaker”
 
Khi nghĩ về “chứng nghiện xăm mình”, người ta thường cho rằng những người nghiện xăm để không ngừng đổi mới này nghiện đau. Nhưng chưa có cơ sở khoa học nào về mối liên hệ giữa chứng nghiện đau với trào lưu nghệ thuật này.

img

Nhưng dẫu sao hình xăm cũng được coi là một cơn “ấm đầu” – vì để có được một tác phẩm nghệ thuật thực thụ, người “chơi” thường phải bỏ ra một khỏan tiền khá lớn.

img

Thật tiếc là những định kiến và lối suy nghĩ sai lệch này đã khiến cho những người yêu thích xăm mình chịu không ít thiệt thòi trong nhìn nhận của xã hội. Nhưng cho dù tiếng xấu cỡ nào thì những người yêu thích xăm mình vẫn không vì thế mà thôi tìm kiếm một hình ảnh mới phù hợp với cơ thể của mình.

Theo Tattooology