Mặc dù chúng "cáu bẳn, rên rỉ, càu nhàu", suốt ngày đòi bạn phải bảo dưỡng, "nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa", nhưng dường như ở chúng toát lên một ma lực khiến bạn không thể cưỡng lại ý muốn sở hữu, chăm sóc, nâng niu. Bởi đơn giản, đó là những chiếc xe biểu tượng cho sự sang trọng và tinh tế một thời, xe “nhà ga” ốp gỗ.

Có một thời kỳ mà những cỗ xe ngựa kéo, khung bằng gỗ chờ đón những khách hạng sang tại các nhà ga, đưa họ về những khách sạn sang trọng. Nghiễm nhiên, đẳng cấp, địa vị xã hội của hành khách được thể hiện rõ thông qua phương tiện mà họ di chuyển. Gỗ đuợc dùng vì mục đích thực hiện chức năng hơn là vì mục đích thẩm mĩ. Những chiếc ô-tô được nâng niu vì cả vẻ đẹp thủ công cầu kì và chức năng của nó, và vì thứ danh vọng phù hoa mà nó mang lại cho chủ nhân của mình. Do đó, gỗ trở thành loại chất liệu được ưa thích cho những người thợ thủ công trổ tài thể hiện đẳng cấp, phải phân biệt hoàn toàn giữa tầng lớp quý tộc với những người giàu có đơn thuần. Đây là thời kì hưng thịnh của những người làm xe ngựa, những người đã để lại nhiều chiếc xe trông giống những chiếc tủ hơn là thiết kế xe hơi.
 
img

img

Khi động cơ xăng thay thế sức ngựa, loại xe này cũng bắt kịp sự tiến bộ của công nghệ, khi trở thành chiếc station wagon – xe nhà ga. Chúng vốn là một loại xe tải hoặc xe ô tô cỡ lớn, được gắn thêm thùng xe thiết kế riêng biệt, dùng cho mục đích thương mại. Nhu cầu mua một chiếc station wagon thời đó hiếm đến nỗi các nhà sản xuất không coi chúng là một mẫu xe ổn định. Người mua xe wagon mua một chiếc ô tô và một và thuê một thợ riêng để thiết kế và lắp thùng xe vào.

Điều này đã thay đổi vào năm 1923 khi công ty Durant Motors giới thiệu chiếc wagon sản xuất đầu tiên, trên cơ sở của xe Star. Durant Motors là sản phẩm của nhà sáng lập GM William Durant. Khi ông bị buộc ra khỏi GM năm 1920, ông ngay lập tức vạch kế hoạch phát triển Durant Motors, và công ty ra đời vào năm 1921. Trong một nỗ lực nhằm cạnh tranh với Chevrolet và Henry Ford Model T của GM, ông đã ra mắt chiếc Star giá rẻ vào năm 1922. Mẫu Station wagon cũng ra đời để tăng sự thu hút cho Star, nhưng rất tiếc nó đã không thể trụ nổi cho đến năm 1930, và hãng Durant Motors cũng biến mất vào đầu những năm 30.

Những công ty khác đã nhanh chóng chộp lấy ý tưởng của Durant, một ví dụ là Ford đã đưa ra mẫu station wagon đầu tiên của mình vào năm 1929. Mặc dù lượng xe sản xuất ra không cao như ô tô thường, nhưng Ford đã trở thành nhà sản xuất wagon hàng đầu trong những năm 30. Wagon tiếp tục được ốp gỗ truyền thống, lấy từ khu rừng riêng của hãng Ford ở vùng phía bắc Michigan. Phần thân gỗ của Ford được sản xuất tại Núi Iron, Michigan vào suốt những năm 30 và 40.
 
img

img

img

 
Station wagons luôn luôn là hình ảnh gắn liền với sự sang trọng và hào nhoáng, với khách hàng chính là những khách sạn, câu lạc bộ và các tổ chức thương mại khác muốn đánh bóng tên tuổi và sự danh tiếng của mình. Dù đây là thị trường khá hạn chế, nhưng rất có tính ổn định.
 
Thời kỳ hậu chiến, các nhà sản xuất càng có xu hướng quay về những thiết kế đời đầu, station wagon gỗ cũng đựơc đưa trở lại. Thậm chí đã có những mẫu ô tô ốp gỗ khác như Chrysler Town & Country. Thay vì ngừng sản xuất các mẫu xe dân sự trong thời chiến, phần lớn các công ty lại rục rịch chuẩn bị cho các mẫu ra đời sau chiến tranh. Nhà thiết kế hàng đầu của Ford ông Bob Gregorie tiếp tục sản xuất các mẫu cho Ford & Mercury, trong đó có các mẫu bằng gỗ. Để giảm cong xoắn, mái và một số phần thân bên trong sẽ được làm bằng thép. Gỗ chỉ dùng để bọc ngoài phần bên và cửa hậu. Không ngạc nhiên khi những xe station wagon thời này mang dáng dấp của du thuyền, bởi Gregorie từng được đào tạo chuyên ngành chế tạo du thuyền.
img

img

img

Những chiếc Station wagon là biểu tượng của sự xa hoa sang trọng, bởi chi phí sản xuất rất đắt, bảo dưỡng cầu kỳ, trọng lượng nặng hơn xe thông thường. Tuy nhiên điểm yếu là tính năng vận hành có kém đi một chút và thị trường vẫn rất “kén”.

Kỷ nguyên của những chiếc “xe nhà ga” bọc gỗ đã chấm dứt bằng sự ra đời của một mẫu xe khác: Plymouth Suburban 1949 bằng thép hoàn toàn do Chrysler Corporation sản xuất. Chiếc xe nhanh chóng chinh phục khách hàng và gặt hái đựơc thành công rực rỡ do kết hợp được đặc tính của một chiếc wagon với chi phí bảo dưỡng, tính năng vận hành của xe chở khách.

img

Ford Motor vẫn tiếp tục kiên trì bám trụ với mẫu xe Ford & Mercury cho tới tận năm 1951 với cái tên khá khôi hài Country Squire -Điền chủ. Cái tên này vẫn gắn liền với mẫu xe wagon thậm chí cả khi nó không còn sử dụng chất liệu gỗ nữa.

img

Cuối cùng, ngày tàn của station wagon gỗ cũng đến khi bài toán về kinh tế và sự đào thải của thị trường là cán cân quyết định. Những chiếc xe “nhà ga” bằng gỗ đã lùi vào quá vãng, thoáng đâu đó trên thị trường chỉ còn lại một số mẫu vẫn mang hơi hướng thiết kế gỗ một thời, nhưng chuyển từ vị trí chủ đạo sang vị trí ốp nội thất ngoài. Năm 1963, ngoại thất gỗ được dùng làm hông của chiếc Jeep Wagoneer. Chiếc xe cơ bản này đã biến chiếc “xe nhà ga” thành chiếc SUV đầu tiên của thế giới và đưa gỗ từ chỗ không phổ biến đến chỗ phổ biến với giá cả mà những nhà sản xuất xe ngựa đã cho phép. Chất liệu gỗ đã tạo sự khác biệt cho Jeep Wagoneer với các xe cùng thời, vốn chuộng sự lấp lánh và thiết kế toàn thép. 30 năm sau, mui gỗ vẫn còn được dùng ở mẫu thay thế cho chiếc Wagoneer – chiếc Grand Cherokee – nhưng mang nhiều tính hoài cổ hơn là phong cách.

img

Nhắc đến xe nhà ga bằng gỗ, người ta muốn gợi nhớ lại cả một thời kỳ vàng son mà sự xuất hiện của nó là dấu hiệu của tầng lớp quý tộc. Và cùng với sự thay đổi của cả một thời đại, sự diệt vong của giới quý tộc thời trước, xe nhà ga gỗ cũng chỉ còn là một niềm hoài cổ mà thôi.

                                                                                                                                  Tổng hợp