NASA ước tính chi phí trung bình mỗi một lần thực hiện nhiệm vụ đưa phi thuyền vào vũ trụ là 450 triệu USD. Chuyên trang về vũ trụ Space.com lại đưa ra con số khác là 1,6 tỉ USD. Mỗi lần nhiệm vụ bị hoãn sẽ khiến người dân Mỹ mất 1,3 triệu USD mỗi ngày.

Trong hơn 40 năm qua, đã có rất nhiều vụ phóng tàu con thoi, tên lửa, vệ tinh, kính thiên văn và tàu thăm dò thất bại. Và dưới đây là 10 lần thất bại tốn kém nhất trong lịch sử ngành hàng không vũ trụ thế giới.

10. Phóng vệ tinh do thám của Nhật

Thiệt hại vào năm 2003: 78 triệu USD
Thiệt hại tính ở thời điểm hiện tại: 99 triệu USD

10 vụ tai nạn tốn kém nhất trong lịch sử hàng không vũ trụ 1

Một tên lửa đẩy mang theo hai vệ tinh do thám của Nhật dùng để theo dõi Triều Tiên đã bị hỏng hóc khi đang cất cánh và buộc phải phá hủy. Tên lửa H2-A được giới chức Nhật tin tưởng có giá thành thấp hơn và đáng tin cậy hơn người tiền nhiệm, nhưng loại tên lửa này đã liên tục gặp trục trặc trong hơn một năm trước khi xảy ra hỏng hóc nghiêm trọng này.

9. Vệ tinh thăm dò của Nga bị rơi khi đi vào quỹ đạo trái đất

Thiệt hại vào năm 2012: 170 triệu USD
Thiệt hại tính ở thời điểm hiện tại: 172,9 triệu USD


Vào năm ngoái, tên lửa Zenit-2SB của Nga mang theo vệ tinh thăm dò Phobos-Grunt dự định sẽ hạ cánh tại mặt trăng Phobos của sao Hỏa để thu thập mẫu đất đã rơi trở về mặt đất khi đang ở quỹ đạo trái đất. Vệ tinh thăm dò này được cho là sử dụng nhiều công nghệ đã lỗi thời hơn 10 năm.

Sau sự kiện này, Nga cáo buộc vệ tinh của Mỹ đã can thiệp vào tên lửa của Nga khiến vệ tinh thăm dò rơi xuống Nam Mỹ vào tháng một năm ngoài sau hai tháng ở quỹ đạo trái đất.

8. Lỗi thuật toán phá hỏng vệ tinh phóng lên sao Hỏa

Thiệt hại vào năm 1999: 125 triệu USD
Thiệt hại tính ở thời điểm hiện tại: 175 triệu USD

10 vụ tai nạn tốn kém nhất trong lịch sử hàng không vũ trụ 2

Các kỹ sư của Lockheed Martin tạo thuật toán cho vệ tinh bằng hệ thống số học của Anh trong khi nhóm của NASA lại sử dụng hệ thống mét. Vì vậy mà vệ tinh này đã đi qua bề mặt sao Hỏa và bay thẳng đến mặt trời.

7. Vệ tinh viễn thông của Nga thất lạc trong không gian

Thiệt hại vào năm 2011: 300 triệu USD
Thiệt hại tính ở thời điểm hiện tại: 311,5 triệu USD

10 vụ tai nạn tốn kém nhất trong lịch sử hàng không vũ trụ 3

Tên lửa Proton của Nga được phóng lên vào tháng 8 năm 2011 mang theo vệ tinh viễn thông Express-AM4. Sau 24 giờ đồng hồ, vệ tinh Express-AM4 đi vào quỹ đạo sau đó đi chệch hướng và bay vào không gian. Tất cả các trạm quan sát không gian trên mặt đất của cả Nga và Mỹ đều có thể nhìn thấy tên lửa mang theo vệ tinh dần ra khỏi bầu khí quyển trái đất.

6. Vệ tinh của Hàn Quốc bốc cháy trên không

Thiệt hại vào năm 2009: 385 triệu USD 
Thiệt hại tính ở thời điểm hiện tại: 419 triệu USD


Tên lửa đầu tiên do Hàn Quốc chế tạo bay lên khỏi mặt đất mang theo một vệ tinh đã không thể đến được đích và tan rã giữa bầu khí quyển. Nguyên nhân là do trọng lượng của tên lửa đã bị tính toán sai, vì vậy động cơ của tên lửa không đủ mạnh để đưa nó vào quỹ đạo trái đất. Tốc độ của tên lửa giảm đột ngột, vệ tinh mà nó mang theo rơi trở lại trái đất và bốc cháy.

5. Vệ tinh thời tiết của NASA chệch khỏi quỹ đạo

Thiệt hại vào năm 2011: 424 triệu USD
Thiệt hại tính ở thời điểm hiện tại: 440 triệu USD


Vào tháng 3 năm 2011, NASA đã phóng vệ tinh Glory trị giá 424 triệu USD lên quỹ đạo trái đất nhằm theo dõi thời tiết, nhưng khi tên lửa Taurus XL đi vào bầu khí quyển, đầu của tên lửa đã không tách ra, vệ tinh vẫn còn nằm trong tên lửa và rơi xuống Thái Bình Dương.

4. Vệ tinh mang theo tàu thăm dò và kính thiên văn tan rã giữa bầu khí quyển

Thiệt hại vào năm 1970: 98.5 triệu USD
Thiệt hại tính ở thời điểm hiện tại: 593 triệu USD


Cũng giống như sự cố vệ tinh thời tiết của NASA, tên lửa đẩy mang theo kính thiên văn lớn nhất thế giới đã không thể tách được đầu khiến vệ tinh cũng như kính thiên văn vỡ tan giữa bầu khí quyển. Chương trình này của Mỹ kéo dài từ năm 1966 đến năm 1972, vào thời điểm đó, Orbiting Astronomical là vệ tinh đắt giá nhất từng được sản xuất.

3. Tên lửa và trạm vũ trụ của Liên xô hỏng hóc và rơi xuống Thái Bình Dương

Thiệt hại vào năm 1973: 670 triệu USD
Thiệt hại tính ở thời điểm hiện tại: 3,52 tỉ USD


Một tên lửa đẩy của Liên Xô mang theo một rô-bốt thăm dò mặt trăng đã đâm xuống Thái Bình Dường chỉ 1 tháng sau khi trạm vũ trụ Salyut ngừng hoạt động.

2. Tàu con thoi Challenger nổ tung khi cất cánh

Thiệt hại vào năm 1986: 5,5 tỉ USD
Thiệt hại tính ở thời điểm hiện tại: 11,7 tỉ USD


Chỉ 73 giây sau khi được phóng lên vào ngày 28 tháng 1 năm 1986, tàu con thoi Challenger đã nổ tung giữa không trung khiến toàn bộ 7 thành viên phi hành đoàn thiệt mạng. Nhiệt độ quá lạnh kết hợp với những trang bị lỗi đã gây ra vụ thảm kịch này.

1. Tàu con thoi Columbia vỡ tan khi trở lại trái đất

Thiệt hại vào năm 2003: 13 tỉ USD
Thiệt hại tính ở thời điểm hiện tại: 16,5 tỉ USD


Sau 16 ngày đi quanh quỹ đạo trái đất, tàu thoi Columbia lên đường trở về nhà và vỡ tan khi trở lại bầu khí quyển trái đất vào ngày 1 thang 2 năm 2003. Toàn bộ 7 phi hành gia thiệt mạng, những mảnh vỡ của con tàu có tuổi đời lớn nhất của NASA trải khắp Texas.