5. Thế hệ thứ 5 (1984-1987)
Đến thế hệ thứ 5, Toyota chính thức áp dụng hệ thống dẫn động bánh trước cho mẫu Corolla 1984. Phiên bản coupe SR5, Liftback cùng với wagon vẫn là những chiếc xe bán chạy nhất trong hệ dẫn động bánh sau.

Hệ thống động cơ của phiên bản này không khác biệt so với phiên bản dẫn động bánh trước, vẫn là động cơ SOHC 1,6lít với xy-lanh nằm ngang, cho hộp số tay 5 cấp hoặc hộp số tự động 4 cấp. Bánh sau đã được hỗ trợ lò xo giảm xóc. Một vài phiên bản dẫn động trước được trang bị động cơ diesel 4 xi-lanh.

Giữa model 1984, dòng dẫn động sau Corolla coupe và Liftback được cải tiến động cơ cam đôi DOHC, 1,6lít với 16 xu-páp cho công suất 124 mã lực. Và chiếc xe Corolla GT-S với kiểu cách cổ điển, sang trọng, tạo ra nhiều cảm hứng lái xe đã trở thành “mốt” cho những “drifter”.
img
Mẫu Corolla FX 1987
Mẫu xe Corolla hầu như không thay đổi cho đến khi chiếc coupe FX ra đời vào năm 1987. Được sản xuất tại NUMMI california (do Toyota và General Motors cùng điều hành), FX là mẫu hatchback. được trang bị động cơ 1.6 lít, cam đôi hoặc đơn tuỳ chọn. Với động cơ cam đôi DOHC, chiếc xe được biết tới với phiên bản FX16, đánh dấu sự khởi đầu của việc sản xuất xe Corolla tại Bắc Mỹ.
6. Thế hệ thứ 6 (1988-1992)
img
Mẫu sedan LE cao cấp năm 1991
Đến thế hệ thứ 6, hầu hết những chiếc xe Corolla đều chuyển sang hệ thống dẫn động bánh trước. Tuy nhiên, một số mẫu Corolla không còn được ưa chuộng và bị thay thế.

Thế hệ thứ 6 được chú trọng hơn về kiểu cách, và đều được sản xuất từ nhà máy NUMMI tại Califonia và Nhật, đó là lý do vì sao dòng xe coupe và wagon xuất hiện rất sớm tại Nhật. Dòng xe wagon đã xuất hiện với phiên bản hệ thống dẫn động bánh trước hoặc hệ thống dẫn động 4 bánh All-Trac.

Vào thời gian này, Corolla chỉ còn các phiên bản là sedan DX & LE cao cấp hơn, wagon SR5 & DX, coupe SR5 & GT-S.

Tất cả mẫu xe đều được trang bị động cơ DOHC 4 xi-lanh xếp dọc. Hộp số tiêu chuẩn là hộp số tay 5 cấp, có thêm tuỳ chọn hộp số tự động 3 hoặc 4 số. Bánh xe tiêu chuẩn có đường kính 13 inch. Phiên bản GT-S có đường kính bánh 14 inch, thêm phanh đĩa, bộ điều chỉnh ghế ngồi 6 cấp với đệm thể thao. Corolla thế hệ thứ 6 cũng được hỗ trợ nhiều tiện ích hơn với tuỳ chọn điều hoà, tay lái trợ lực, gương chiếu hậu và dàn stereo.

Đến năm 1990, tất cả mẫu Corolla đều có hệ thống phun nhiên liệu trực tiếp và công suất động cơ được nâng lên 102 mã lực. Mẫu GT-S có động cơ 103 mã lực với mô-men xoắn 105 lb-ft.

Dòng xe coupe không tiếp tục sau model năm 1991. Ngoài màu sơn mới, sự thay đổi duy nhất vào năm 1992 là chiếc sedan LE với hộp số tự động 4 số.

7. Thế hệ thứ 7 (1993-1997)

img
Mẫu sedan 1997

Thế hệ thứ 7 có kích cỡ lớn hơn. Ngoài động cơ 1,6lít 100-105 mã lực cho các mẫu xe khác, model Corolla DX và LE được trang bị động cơ DOHC 1,8 lít có công suất 115 mã lực. Hộp số 5 tốc độ tiêu chuẩn, có thêm tuỳ chọn hộp số 3 cấp tụ động. Vành hợp kim 14 inch được hỗ trợ hệ thống chống bó cứng phanh ABS tuỳ chọn. Có thêm một số cải tiến khác được trang bị mang lại nhiều tiện ích hơn như dây đai an toàn điều chỉnh độ cao, túi khí an toàn, tủ lạnh chống đông CFC…

Corolla cũng được chú trọng nhiều hơn đến kiểu dáng và nội thất. Thanh chắn trước và sau của chiếc DX đều được phù màu theo thân xe. Có thêm vào ghế ngồi cho trẻ em trong danh sách đồ tuỳ chọn. Hộp số cũng được cải tiến để có thể đìêu chỉnh một cách dễ dàng và chủ động.

Năm 1997 là khoảng thời gian huy hoàng của Corolla. Tất cả các xe tại thị trường Mỹ đều được sản xuất ngay tại chỗ (NUMMI California và xây dựng nhà máy TMMC tại Canada). Chiếc xe có động cơ tương đối khoẻ, nhiều tiện ích và an toàn nhưng có giá hợp lý. Cuối năm đó, Corolla trở thành mẫu xe bán chạy nhất trong lịch sự, vượt qua cả VW Beetle.
Theo Edmuns