Một khảo sát gần đây cho thấy người ta muốn xe tự lái được lập trình để giảm mức tổng thương vong trong một vụ va chạm, kể cả nếu việc đó lấy đi mạng sống người đang ngồi trên xe. Vấn đề là, cũng chính khảo sát đó chỉ ra người ta không thực sự muốn ngồi trong một chiếc xe tự lái được lập trình kiểu này. Đó là một vấn đề mà chúng ta phải chấp nhận.

Đây là một trong những bài thử nghiệm được dạy trong lớp giáo dục công dân trong đại học, một bài toán nan giải mà các nhà sản xuất xe tự hành đang phải giải quyết trong việc đưa ra những thuật toán điều hướng xe khi một vụ va chạm là không thể tránh khỏi và mạng sống của những người ở trên xe lẫn bên ngoài đều có khả năng gặp rủi ro.

“Phần lớn muốn sống trong một thế giới mà xe hơi có thể giảm mức thương vong. Nhưng mọi người đều muốn xe hơi của họ bảo vệ họ bằng mọi giá.”

Một bài nghiên cứu được đăng trong tạp chí Science chỉ ra rõ mâu thuẫn giữa những chiếc xe được lập trình với đạo đức mà chúng ta muốn, và những chiếc xe mà ta thực sự muốn ngồi bên trong. Các khảo sát được thực hiện năm ngoái thể hiện rằng con người thường có xu hướng tiếp cận với những quy chuẩn an toàn với thái độ vị lợi, mọi người đều đồng ý rằng chiếc xe với một người ngồi trên nên bẻ lái và đâm vào tường để tránh 10 người đi bộ. Nhưng khi những người tham gia khảo sát được hỏi nếu họ thực sự muốn ngồi trên một chiếc xe được lập trình như vậy, họ đều nói không.

Bạn muốn chiếc xe của mình làm gì trong trường hợp này? Câu trả lời của bạn có thay đổi nếu bạn là người ngồi trên xe?
Bạn muốn chiếc xe của mình làm gì trong trường hợp này? Câu trả lời của bạn có thay đổi nếu bạn là người ngồi trên xe?

Những nhà nghiên cứu gọi điều này là “nghịch lý xã hội” khi mà lựa chọn cá nhân – cùng với sự thúc giục bảo vệ lợi ích bản thân – có thể khiến an toàn giao thông bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tiến thoái lưỡng nan, chưa ai có thể tìm ra cách nào để thiết kế thuật toán có thể thoả hiệp giữa những giá trị đạo đức và bản năng sinh tồn của con người.

img

Trường hợp mà thương vong là không thể tránh khỏi: chiếc xe tự hành phải quyết định (A) đâm vào nhiều người đi bộ hay một người ở bên phải (B) đâm phải một người đi bộ hay tự đâm vào lề và gây thương vong cho người trên xe, (C) cứu những người đi bộ hay người trên xe.

Kết quả của khảo sát cho thấy người ta đồng ý với những chiếc xe tự vận hành mang tính vị lợi và sẽ vui lòng khi thấy người khác mua chúng. Khá là dễ dàng để quyết định khi câu hỏi là lợi ích chung hoặc lợi ích riêng. Càng giảm thiểu nhiều thương vong, người ta càng có xu hướng vị lợi hơn khi đưa ra quyết định. 76% những người tham gia khảo sát đồng ý với việc hi sinh một hành khách trên xe để bảo toàn mạng sống 10 người đi bộ.

Nhưng cũng chính những người tham gia khảo sát đó lại ít hăng hái hơn khi câu hỏi là mong muốn sở hữu hay đi trên những chiếc xe tự hành ấy. Khi được yêu cầu đánh giá mức độ đạo đức của một chiếc xe được lập trình để tự đâm và gây tử vong cho những người ngồi trên xe để cứu 10 người đi bộ, mức độ ủng hộ giảm hẳn 1/3 khi ứng viên phải cân nhắc khả năng hộ sẽ một ngày phải ngồi trên những chiếc xe ấy.

Bài nghiên cứu còn chỉ ra răng người ta không thích ý tưởng để cho chính phủ điều hành ngành công nghiệp vận tải để áp dụng những quy tắc vị lợi. Chỉ 1/3 có khả năng sẽ mua những phương tiện di chuyển ấy.

Rahwan và các đồng hiệp đã cảnh báo rằng mối lo ngại đối với các điều lệ có thể, một cách nghịch lý, gia tăng thương vong do gây ra sự trì hoãn đối với việc áp dụng các công nghệ an toàn hơn.

Patrick Lin, giám đốc nhóm Ethics + Emerging Sciences Group tại Đại học công nghệ California, cho biết con người rất phức tạp, không phải lúc nào chúng ta cũng biết điều ta muốn thực sự là gì hay điều mà ta có thể chấp nhận là gì.

“Điều mà chúng ta tin là đúng và điều chúng ta làm là hai thứ vô cùng khác biệt,” theo lời phỏng vấn. “Con người thường ích kỉ. Các hãng sản xuất xe có thể không thực sự coi trọng nghịch lí trong tâm lí con người này khi họ đưa ra những AI và rô bốt tân tiến để thay thế người lái xe".

Điều thực sự kì lạ trong nghiên cứu này là vẫn có nhiều ứng viên, nếu gặp phải tình huống nguy hiểm như trên, sẽ đưa ra quyết định vị lợi như vậy. Chắc chắn chúng ta không đồng tình với việc để robot đưa ra quyết định đối với mạng sống của mình nhưng chúng ta sẽ phải chấp nhận điều đó nếu chúng ta thực sự muốn thấy những chiếc xe tự lái an toàn và có trách nhiệm trên đường.

“Không quá ngạc nhiên khi thấy những con người bình thường thiếu nhất quán trong tư duy vì họ chưa thực sự nghĩ kĩ về những vấn đề đạo đức.” Lin nói. “Đa phần nghĩ rằng đạo đức cơ bản là một cảm nhận lương tâm, nhưng đạo đức còn có nghĩa lớn hơn thế. Đó là một môn khoa học, hoàn thiện với đầy đủ những tiêu chí và quy luật, định nghĩa.”

Lin cũng cho biết rằng chúng ta thường xuyên đánh đổi sự an toàn cho các ưu tiên khác và vì “tiện”. “Con người thực sự rất kém trong việc đánh giá rủi ro: chúng ta uống cồn và lái xe, nhắn tin và lái xe, lái xe quá tốc độ,... Nếu chúng ta thực sự quan tâm về an toàn bản thân, chúng ta sẽ không lái xe hay cho phép người dân sở hữu súng. Thế nên, bằng việc thu thập thông tin từ những người tiêu dùng thông thường, bài nghiên cứu đang thu thập những câu trả lời thiếu hiểu biết, và điều đó không giúp gì hơn trong việc giải quyết các vấn đề như luật pháp và đạo đức.”

Lin cũng công nhận rằng ý kiến của công chúng có thể là một công cụ cực kì mạnh mẽ. Chỉ cần một bộ phim Hollywood có cảnh xe tự hành và độ an toàn của chúng. Cùng lúc, chỉ cần một vụ va chạm bởi xe tự hành rùm beng và toàn bộ công chúng quay lưng lại với công nghệ. “Các nhà sản xuất xe cũng cần rất cẩn thận”.

Rahwan cho rằng những ý kiến này có thể sẽ không duy trì được lâu. Thực tế, khi người ta biết nhiều hơn về xe tự hành và cách chúng hoạt động, có thể thái độ công chúng sẽ chấp nhận. Nếu không, đó sẽ là khi các nhà sản xuất xe hơi, chính phủ, luật pháp và công nghiệp bảo hiểm nhúng tay vào.

Theo Genk/ Trí Thức Trẻ