Về tính chất, đường có tuyết rơi cũng như đường mưa, trơn trượt nhưng mức độ phức tạp và nguy hiểm thì cao hơn nhiều. Theo kinh nghiệm của những người có kinh nghiệm, ở các nước có tuyết rơi như Nga, Nhật, Anh… xe ôtô thường có một loại lốp chuyên dụng dùng chạy trong mùa đông.

Chiếc lốp này được thiết kế có nhiều rãnh nhỏ bám đường tốt, thậm chí có đinh kim loại để làm vỡ băng tuyết. Còn xe ở Việt Nam, tuyết rơi chỉ là hiện tượng hiếm nên loại lốp này rất ít được bán bởi đa phần dùng lốp chạy mùa hè. Vì vậy, nếu di chuyển bằng loại lốp chạy mùa hè trên đường băng tuyết sẽ rất nhiều rủi ro, các lái xe cần hết sức lưu ý.

Một số đoạn đường có lớp băng mỏng đóng trên mặt đường, khác với tuyết trắng, băng có màu trong và lẫn với mặt đường màu đen (băng đen) rất khó nhận ra.  Đây thực sự là một mối nguy hiểm lớn cho những tay lái non kinh nghiệm.

Đối với những đoạn đường không quen thuộc, địa thế lại bị tuyết che lấp, khi đi cần hết sức cẩn thận để tránh bị lọt vào hố tuyết. Trong trường hợp khi phải vượt qua dốc nguy hiểm, tuyệt đối lái xe không được đơn độc đi một mình, cần có bạn đồng hành, người này nối tiếp người kia để nếu xảy ra sự cố bất ngờ thì phối hợp cứu viện lẫn nhau.


Khi có sương mù và tầm nhìn xuống dưới 100 mét mới mở đèn sương mù.

Khi có sương mù và tầm nhìn xuống dưới 100 mét mới mở đèn sương mù.

Trên đường không nên cố vượt những xe cào tuyết hoặc xe sửa chữa, rải cát, đá di chuyển trên đường vì lí do tầm nhìn của tài xế điều khiển các xe này đang rất hạn chế, nếu cố vượt dễ xảy ra va chạm.

Khi di chuyển trong trời mưa tuyết, xe thường bị tuyết phủ trắng rất khó nhận dạng. Vì vậy, để giữ tín hiệu báo vị trí xe của bạn với các xe đồng hành, bạn nên nên dán thêm các miếng vải, đề can có màu sặc sỡ (đỏ, da cam, bắt sáng) ở cần ăngten, đỉnh nóc, mũi xe.

Khi trời tuyết lớn, có thể xả bớt khí trong săm lốp ô-tô để diện tích tiếp xúc giữa bánh xe và mặt đường lớn hơn, có tác dụng chống trượt nhất định. Người lái xe trong tuyết cần chú ý giữ ấm tay chân.


Lưu ý khi lái xe trên đường có tuyết.

Lưu ý khi lái xe trên đường có tuyết.

Với điều kiện trời mưa, tuyết nên để đèn pha ở chế độ chiếu gần (cos) cùng với đèn sương mù. Ngoài ra, để cẩn thận hơn, có thể dán thêm những miếng đề can phản quang ở trước, sau và hai bên thân xe.

Để chắc chắn không phải dùng quá nhiều phanh, nên giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước, xa hơi so với điều kiện thời tiết bình thường.

Trên đường đi, bạn nên hé mở một cửa sổ xe để tránh hiệu ứng thở không khí khu trú trong xe, hoặc khí lạnh tràn đột ngột vào xe khi mở cửa. Nếu dừng xe thì trong khoảng 1 giờ đồng hồ cần mở máy trong vòng 10 phút để tránh ống bô bị tuyết băng đóng kín.

Những vật dụng nhất thiết cần mang theo xe khi đi vào vùng băng tuyết

- Bình xăng đầy

- Nước Anti Freeze (nước Coolant) dự trữ.

- Lốp xe dự trữ đủ hơi, bộ kích xe, dây câu bình sạc điện, dây kéo xe, dụng cụ sửa xe thiết yếu.

- Xẻng, chổi, dao, dụng cụ cào tuyết.

- Một túi lớn muối, cát, hoặc rơm lót.

- Túi cứu thương, kéo, dây thừng, diêm, compass.

- Đèn pin đủ điện cùng pin dự phòng.

- Chất đốt khô (nến, cồn khô)

- Đồ ăn khô, nước uống, nước dinh dưỡng.

- Găng tay, áo ấm, chăn.

Theo Hải Nam

Vietnamnet