Trên các loại xe hơi hiện nay hầu hết đều có nhiều loại đèn khác nhau để đảm bảo các nhiệm vụ cảnh báo cũng như hỗ trợ. Ví dụ như đèn chiếu gần (đèn cos) làm nhiệm vụ chiếu sáng mặt đường để người lái xe quan sát. Đèn chiếu xa (đèn far) làm nhiệm vụ chiếu sáng trên đường dài, có khoảng cách chiếu xa hơn và cường độ mạnh hơn. Người lái cũng thường kết hợp sử dụng trong phố để "nháy pha" báo hiệu hoặc xin vượt.

Trong khi đó, đèn hậu có màu đỏ làm nhiệm vụ cảnh báo cho người đi phía sau mỗi khi phanh xe và màu trắng vàng báo hiệu khi xe đang ở số lùi (R). Đèn xi-nhan có tác dụng báo hiệu hướng rẽ của xe. Cuối cùng là đèn định vị ban ngày hay còn gọi là đèn chiếu sáng ban ngày làm nhiệm vụ tăng khả năng nhận biết cho các xe đối diện.

Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi muốn đưa ra sự khác biệt giữa đèn sương mù và đèn cos/far để bạn đọc có sự phân biệt rõ ràng giữa hai loại đèn, tránh những hiểu nhầm cũng như vi phạm luật giao thông một cách đáng tiếc.


Đèn chiếu sáng ban ngày hay còn gọi là đèn định vị ban ngày DRL trên các mẫu xe ô tô hiện nay.

Đèn chiếu sáng ban ngày hay còn gọi là đèn định vị ban ngày DRL trên các mẫu xe ô tô hiện nay.

Đèn chiếu sáng ban ngày Daytime Running Lights (DRL) có thể là đèn Halogen thông thường hoặc có thể là một dải đèn LED gắn phía trước đầu xe. Hệ thống đèn này có thể nằm ở cụm đèn pha chiếu sáng hoặc phía trên đèn sương mù. Ở những dòng xe giá rẻ, đèn sương mù cũng chính là đèn DRL.

Đèn chiếu sáng ban ngày ra đời dựa trên mục đích tăng khả năng quan sát thụ động của xe, giúp những người lái xe khác có thể quan sát được chiếc xe của bạn và xử lý sớm hơn. Điều này hoàn toàn ngược lại với tác dụng của đèn cos/far là để tăng khả năng quan sát chủ động của người lái xe, nghĩa là rọi luồng sáng vào vật thể khác để người lái xe có thể quan sát được và xử lý.

Ở nhiều quốc gia, luật chỉ bắt buộc mở đèn chiếu sáng khi trời tối hoặc ban đêm, vì vậy đèn chạy ban ngày được sinh ra và mặc định luôn luôn bật khi xe đang nổ máy. Tại nhiều quốc gia, đèn chiếu sáng ban ngày đã trở thành tiêu chuẩn cho các mẫu xe. Nghiên cứu của Ban an toàn giao thông của Liên minh châu Âu cho thấy đèn chạy ban ngày có thể giúp giảm tai nạn và thương vong xảy ra vào ban ngày. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, tại Việt Nam mới bắt đầu nghiên cứu việc áp dụng quy định sử dụng đèn chiếu sáng ban ngày trên các mẫu xe được lưu hành.


Sự khác nhau cơ bản về tác dụng của đèn chiếu sáng ban ngày và đèn cos/far.

 

Sự khác nhau cơ bản về tác dụng của đèn chiếu sáng ban ngày và đèn cos/far.

 

Chính vì thế, nhiều lái xe khi tham gia lưu thông đã không hiểu rõ sự khác biệt giữa đèn chiếu sáng ban ngày và đèn chiếu sáng cos/far. Mới đây, trên mạng xã hội đã xuất hiện một trường hợp liên quan đến việc bật đèn DRL thay cho đèn pha khiến cư dân mạng phải bàn tán. Trong đó, một người lái đã tranh cãi với CSGT về việc sử dụng đèn DRL thay cho đèn chiếu cos/far để đảm bảo không ảnh hưởng người đối diện.


Đoạn chia sẻ gây tranh cãi trên mạng xã hội.

Đoạn chia sẻ gây tranh cãi trên mạng xã hội.

Trên thực tế, đèn DRL không có nhiệm vụ chiếu sáng mà chỉ có nhiệm vụ gây sự chú ý cho các lái xe khác để họ xử lý tình huống giao thông. Do đó, khi tham gia giao thông, các lái xe nên bật đèn chiếu sáng ban ngày DRL và khi trời tối thì phải sử dụng cả đèn chiếu sáng cos/far để đảm bảo tầm nhìn và khả năng quan sát. Theo điểm g, khoản 3, nghị định 171/2013/NĐ-CP với lỗi "không sử dụng đủ đèn chiếu sáng khi trời tối hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều" các lái xe sẽ bị xử phạt từ 600.000-800.000 Đồng.

Chúc các bạn lái xe an toàn!