Chính sách mở cửa, ô tô mới về Việt Nam ngày một nhiều. Bởi lẽ đó, thị trường xe cũ cũng phát triển mạnh. Trong đó có một nhóm người bán và khách hàng chỉ quan tâm tới các dòng xe Đức như Mercedes-Benz, BMW hay Audi. 

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, xe sang Đức có giá rất đắt đỏ khi mua mới, nhưng sau một thời gian sử dụng, giá bán lại trên thị trường lại rẻ hơn đáng kể so với xe sang Nhật. Điều đó vô hình tạo nên cộng đồng chơi xe Đức đã qua sử dụng và ngày càng lớn mạnh tại Việt Nam.

Có cầu ắt có cung, một trong những cái tên có tiếng trong giới chơi xe Mercedes-Benz cũ là Trung “Japan”. Hiện tại, anh đang sở hữu 2 showroom và vài nhà xưởng lớn tại quận Long Biên (Hà Nội), chuyên kinh doanh xe Đức đã qua sử dụng. Trong số xe đó, lượng xe Mercedes-Benz chiếm áp đảo.

Trung ‘Japan’: Từ bán điện thoại Nhật, mất nhiều ‘học phí’ chơi xe cũ đến ‘ông trùm’ Mercedes đã qua sử dụng tại Việt Nam - Ảnh 1.
Trung ‘Japan’: Từ bán điện thoại Nhật, mất nhiều ‘học phí’ chơi xe cũ đến ‘ông trùm’ Mercedes đã qua sử dụng tại Việt Nam - Ảnh 2.

Cái tên Trung “Japan” thực chất đến từ hồi xưa, khi tôi còn kinh doanh điện thoại Nhật. Đến tận sau này khi chuyển sang kinh doanh ô tô, nhiều người vẫn nhớ đến tôi với cái tên đó và tôi cũng sử dụng luôn tên Trung “Japan” làm thương hiệu cho mình. Nó mang đến cảm giác thân thuộc cho mọi người.

Trung ‘Japan’: Từ bán điện thoại Nhật, mất nhiều ‘học phí’ chơi xe cũ đến ‘ông trùm’ Mercedes đã qua sử dụng tại Việt Nam - Ảnh 3.

Có 2 yếu tố đưa tôi đến với xe Đức cũ. Một là tôi thích những thứ độc, lạ, có chất. Hai là tôi thích kinh doanh.

Đúng là ban đầu tôi có kinh doanh điện thoại Nhật. Đến thời điện thoại Hàn Quốc lên ngôi, tôi lại đổi sang bán dòng này. Với việc đi đầu thị trường bằng những món đồ công nghệ mới lạ, công việc kinh doanh của tôi khá thuận lợi. Đến khi có tiền, tôi bắt đầu chơi xe như một thú vui. Nhưng kinh doanh đã như ngấm vào máu, tôi cứ vừa chơi vừa bán, túc tắc đúc rút kinh nghiệm.

Chiếc xe đầu đời của tôi là Daewoo Magnus. Ban đầu chưa có kinh nghiệm về xe, cứ thấy xe độc lạ là mua. Chiếc Magnus hồi đó mua cũ có giá 290 triệu. Dáng xe dài, trông khá đẹp, nhưng ít người chơi. Mua xong mới biết tại sao ít người đi dòng xe này đến thế. Rất vất vả để sửa chữa. Hết lỗi này đến lỗi khác. Xe Hàn Quốc mà 6 máy thì biết rồi đó, máy I6 2.5L rất nóng nên hệ thống làm mát hay trục trặc. Sửa mãi không xong, tôi bán luôn, lỗ 60 triệu. Đó là chưa tính chi phí sửa chiếc xe.

Sau chiếc Magnus, tôi đổi sang chiếc Ford Mondeo vào năm 2013. Chiếc này trông cũng dài, đẹp như chiếc Magnus. Tôi đến xem xe phải thốt lên rằng chiếc xe đẹp thật. Thế là mua luôn. Ấy vậy mà không hiểu sao trước đó chủ cũ rao bán mãi 3 lần không được. Tôi xem lại bài đăng bán xe cũ thì hoá ra chiếc xe trông xước xát, khá lôi thôi, không được sạch sẽ. Người này về sửa sang, tút tát lại chiếc xe trông long lanh và đăng bán lần nữa thì tôi là người mua. Bởi bán mãi không được nên chủ cũ để rẻ. Tôi trải nghiệm khoảng 10 ngày bán lại luôn, lãi 30 triệu.

Trung ‘Japan’: Từ bán điện thoại Nhật, mất nhiều ‘học phí’ chơi xe cũ đến ‘ông trùm’ Mercedes đã qua sử dụng tại Việt Nam - Ảnh 4.

Thế rồi có lần bắt gặp chiếc Mercedes-Benz E 240 trên đường, tôi phải lòng ngay vì chiếc xe đẹp quá. Tìm mua xe cũ thì cũng lùng được một chiếc E 240 2002 cũ, giá 380 triệu. Tôi băn khoăn giá này với xe 2002 là đắt nhưng với xe facelift 2003 lại rẻ. Thực chất chiếc xe là bản facelift rồi, nhưng sản xuất 2002, chủ xe đăng là 2002 nên nhiều người tưởng mẫu cũ bỏ qua không mua. Tôi nhận ra điều đó nên chốt nhanh chiếc xe này.

Lên chiếc xe thì đúng là cảm giác khác hoàn toàn xe Mỹ. Cái gì cũng tinh tế. Mũi xe dài, logo ngôi sao 3 cánh trên nắp ca-pô kẻ một đường thẳng tắp hướng tới phía trước. Chân phanh, chân ga, cảm giác vô lăng đều nhẹ nhàng và chính xác. Xe chạy êm, cực kỳ êm. Qua gờ giảm tốc mà cứ lướt đi chứ không “bịch, bịch” như dòng khác. Âm thanh cũng hay lắm, hay hơn nhiều xe đời mới bây giờ. Và tình yêu của tôi dành cho Mercedes nảy sinh từ đó.

Trung ‘Japan’: Từ bán điện thoại Nhật, mất nhiều ‘học phí’ chơi xe cũ đến ‘ông trùm’ Mercedes đã qua sử dụng tại Việt Nam - Ảnh 5.

Dùng chưa bao lâu thì bắt đầu xảy ra hiện tượng rung giật. Sau khi tìm hiểu trên các diễn đàn, tôi mang xe đến một garage. Họ báo giá 40 triệu. Mà 40 triệu thời đó to lắm chứ, nên tôi mang xe về không làm nữa. Cũng may là lúc chơi xe Mondeo, tôi có quen anh Hùng “Ford” - một người dày dặn kinh nghiệm. Mang chiếc E 240 qua, anh bảo thay cao su chân máy là xong. Sửa chữa tất tần tật mất khoảng 8 triệu, xe lại đi êm ái như mới. Chiếc xe đó sau này tôi bán lại được 450 triệu.

Từ đó, tôi nhận ra rằng, kinh doanh ô tô và điện thoại cũng có sự tương đồng. Mình mua sản phẩm cũ về, kiểm tra đầu vào rằng đó là sản phẩm tốt, sau đó chăm chút, sửa chữa, làm nó đẹp lên (hay nay gọi là spa) và bán lại cho người khác với mức giá mà người ta vui vẻ chấp nhận, luôn hỗ trợ sau khi bán. Vậy là hoàn hảo.

Học phí, mất mát khi đó nhiều lắm, không nhớ nổi. Buôn đi bán lại rất nhiều xe. Xe thì tranh chấp giấy tờ, xe thì bị tai nạn, hỏng hóc. Mình lại không phải người quá rành về kỹ thuật xe. Thời đó, mạng xã hội chưa phát triển. Thông tin tìm tòi cũng khó. Mọi hoạt động chủ yếu trên diễn đàn chứ không sôi động trên Facebook như bây giờ. Nếu như hồi xưa phải mày mò rất nhiều trước khi mua xe cũ thì nay chỉ cần lên mạng hỏi, thuê một ông thợ chuyên đi xem là được. Hồi đó phải dùng tiền bán điện thoại để nuôi tiền chơi xe và kinh doanh xe.

Trung ‘Japan’: Từ bán điện thoại Nhật, mất nhiều ‘học phí’ chơi xe cũ đến ‘ông trùm’ Mercedes đã qua sử dụng tại Việt Nam - Ảnh 6.

Mất rất nhiều học phí, đổi xe, tìm xưởng nọ, xưởng kia để sửa chữa, tôi may mắn gặp được Thái - một người thợ rất am hiểu về xe mà tôi dám trao chiếc xe để sửa chữa với sự tin tưởng tuyệt đối. Vẫn với máu kinh doanh, tôi rủ Thái ra làm riêng. Tôi lo đầu vào xe, còn Thái phụ trách kỹ thuật, sửa chữa, làm đẹp những chiếc xe đó.

Với tình yêu Mercedes, tôi quyết định chuyên tâm vào dòng xe này. Tiêu chí mà tôi đặt ra khi đó là “bình dân hoá xe Mẹc”. Nhiều người hỏi tôi tại sao Mercedes là xe sang mà tôi lại dùng từ “bình dân”. Tôi đáp lại rằng, xe Mercedes mới rất đắt tiền nhưng xe cũ lại rất rẻ. Chỉ có điều là xe Đức cũ sẽ có nhiều vấn đề hơn xe Nhật, nhiều công nghệ nên cũng nhiều lỗi. Mình làm sao để đưa những chiếc xe cũ với chất lượng tốt nhất đến tay khách hàng.

Trung ‘Japan’: Từ bán điện thoại Nhật, mất nhiều ‘học phí’ chơi xe cũ đến ‘ông trùm’ Mercedes đã qua sử dụng tại Việt Nam - Ảnh 7.

Trung ‘Japan’: Từ bán điện thoại Nhật, mất nhiều ‘học phí’ chơi xe cũ đến ‘ông trùm’ Mercedes đã qua sử dụng tại Việt Nam - Ảnh 8.

Là người chơi xe nhiều năm, tôi cũng biết là mảng xe Đức cũ nói chung và Mercedes cũ nói riêng đã có nhiều người làm rồi. Song, cách làm của họ khi đó chưa thực sự chuyên nghiệp, xứng tầm với những chiếc xe sang. Đi tìm mua xe nhiều, tôi nhận thấy các showroom bán lẫn lộn nhiều dòng xe, chỉ quan tâm tới việc nhập và bán xe, có chăng sơn tút tát lại những vệt xước bên ngoài. Nhắc đến sửa chữa thì ai cũng sợ. Điều đó khiến cho người mua xe không thực sự hứng thú.

Tôi làm một điều mà họ không làm. Đó là có xưởng riêng và chuyên đẩy mạnh mảng dịch vụ sau bán hàng và chăm sóc xe. Spa xe khi đó còn là khái niệm mơ hồ, thì tôi đã làm rồi. Mỗi chiếc xe mà tôi mua về đều phải làm lại hết, đến khi tốt rồi mới dám bán ra. Hình thức cũng rất quan trọng. Thân xe phải được sơn sửa lại, đánh bóng, phủ ceramic cho thật bóng. Nội thất cũng cần được làm mới, vệ sinh kỹ càng. Làm sao để khi chiếc xe đến tay khách hàng, nó phải đẹp và vận hành hoàn hảo.

Một điều nữa khiến mọi người nhớ đến tôi, tìm đến tôi là vì những bài viết mà tôi chia sẻ. Chơi xe Đức cũ khi đó đâu có nhiều nguồn tham khảo. Bản thân tôi là người chơi xe, có bất cứ kinh nghiệm gì, tôi đều chia sẻ lên diễn đàn. Tôi áp dụng những gì mình từng làm với điện thoại để làm với ô tô. Trước đây, khi kinh doanh điện thoại, tôi viết rất nhiều bài chia sẻ kinh nghiệm sử dụng lên diễn đàn GSM, và với ô tô, tôi làm điều tương tự trên diễn đàn xe nổi tiếng. Ban đầu, mọi người hỏi kinh nghiệm, sau đó, họ hỏi mua xe. Cứ thế, ngày càng nhiều người đặt niềm tin và chỉ mua xe do tôi bán ra, bởi đã mua là không phải lo về vấn đề sửa chữa sau đó.

Cộng đồng chơi xe Mercedes cũ ngày càng mở rộng. Các hoạt động giao lưu chia sẻ kinh nghiệm diễn ra thường xuyên. Vui lắm.

Trung ‘Japan’: Từ bán điện thoại Nhật, mất nhiều ‘học phí’ chơi xe cũ đến ‘ông trùm’ Mercedes đã qua sử dụng tại Việt Nam - Ảnh 9.

Thế nhưng đó là trước năm 2017. Từ năm 2017 đến nay, cách người ta chơi và mua Mercedes không còn như trước. Xe mới có thiết kế mới quá long lanh. Đối tượng khách mua xe cũng trẻ hoá. Thông tin ngập tràn trên Facebook. Tôi nhận thấy, nếu đi theo con đường cũ thì khó phát triển mạnh được. Tôi bắt đầu chuyển sang kinh doanh xe lướt.

Càng là xe lướt thì càng phải đẹp. Dịch vụ spa lại được đẩy mạnh lên nữa. Khách hàng tìm đến ngày càng nhiều hơn, nhưng họ không giống những người cũ. Thay vì trao đổi về vấn đề kỹ thuật, họ quan tâm hơn đến câu chuyện đời sống. Điều đó làm tôi cũng phải tự trẻ hoá mình, để mình và khách có thể trò chuyện được như những người bạn. Đây, như ông bạn đang ngồi đây, đang chuẩn bị mua xe mà vẫn “trà chanh chém gió” vô tư chẳng giống khách hàng xem xe chút nào. Hình ảnh Trung “Japan” không chỉ gắn với những vấn đề sửa chữa xe Đức mà còn phải sang trọng hơn rất nhiều. Tôi thiết kế showroom mới mở cũng vậy, để xứng tầm với những chiếc xe sang.

Trung ‘Japan’: Từ bán điện thoại Nhật, mất nhiều ‘học phí’ chơi xe cũ đến ‘ông trùm’ Mercedes đã qua sử dụng tại Việt Nam - Ảnh 10.

Điều đó chỉ đúng với hồi xưa, thời từ năm 2017 đổ về trước, như tôi đã nói. Chiếc ô tô khi đó còn là tài sản lớn. Giới chơi xe Đức cũ đều trung tuổi. Họ nâng niu, chăm chút chiếc xe từng chút một. Những câu chuyện qua lại đều chia sẻ về xe, kỹ thuật xe và tình yêu của họ cho chiếc xe. Nếu có 1 tỷ trong tay, họ chỉ mua xe 500 triệu, còn lại để dành vào việc khác.

Trung ‘Japan’: Từ bán điện thoại Nhật, mất nhiều ‘học phí’ chơi xe cũ đến ‘ông trùm’ Mercedes đã qua sử dụng tại Việt Nam - Ảnh 11.

Thời nay, mọi thứ đã thay đổi. Người trẻ nếu có 1 tỷ trong tay, họ sẵn sàng vay thêm 1 tỷ nữa để mua chiếc xe 2 tỷ. Quan điểm của họ là xe phục vụ họ chứ họ không phục vụ xe. Tôi cũng nói luôn với họ rằng, với mật độ giao thông đông đúc như hiện nay, xước xát là điều không tránh khỏi. Có chiếc xe tôi mua về mới đi 3.000 km mà đã xước hết cản trước. Công nghệ sơn hiện đại khi sơn lại không thể nhận biết được. Phủ ceramic nữa thì chiếc xe bóng hơn cả xe mới mua ở đại lý. Bởi vậy, việc sơn sửa chỉ là một vấn đề rất nhỏ. Thậm chí, họ thích chiếc xe được sơn lại để trông long lanh như mới. Câu chuyện khi đó là đẳng cấp, là hình ảnh của người sở hữu chiếc xe.

Trung ‘Japan’: Từ bán điện thoại Nhật, mất nhiều ‘học phí’ chơi xe cũ đến ‘ông trùm’ Mercedes đã qua sử dụng tại Việt Nam - Ảnh 12.

Thị trường thay đổi nên các showroom cũng thay đổi. Họ bắt đầu chuyên nghiệp hơn, cũng làm đẹp xe, chăm chút xe tỉ mỉ trước khi bán. Mức độ cạnh tranh trên thị trường tất nhiên cũng gay gắt hơn.

Mình nhìn cũng phải nhìn rộng. Cạnh tranh là gốc rễ cho sự phát triển. Tôi coi họ là bạn, đồng thời là đối thủ. Họ làm tốt thì tôi học hỏi theo, và ngược lại, tôi làm tốt, họ cũng học hỏi theo. Đó là sự cạnh tranh lành mạnh, cùng đẩy thị trường xe Đức đã qua sử dụng lên một tầm cao mới. Nói đâu xa, như với Trung H3T, chúng tôi vẫn luôn hợp tác để phát triển, luôn nhìn nhau để cùng phấn đấu. Lấy ví dụ, nếu họ tìm đến tôi mua một chiếc C 300 chẳng hạn, mà tôi đang không có, tôi sẵn sàng giới thiệu sang H3T để mua. Để đi được lâu dài thì vẫn phải đặt khách hàng làm trung tâm. Mọi thứ họ cần, không bằng cách này thì cách khác, mình đều đáp ứng được.

Trung ‘Japan’: Từ bán điện thoại Nhật, mất nhiều ‘học phí’ chơi xe cũ đến ‘ông trùm’ Mercedes đã qua sử dụng tại Việt Nam - Ảnh 13.
Trung ‘Japan’: Từ bán điện thoại Nhật, mất nhiều ‘học phí’ chơi xe cũ đến ‘ông trùm’ Mercedes đã qua sử dụng tại Việt Nam - Ảnh 14.

Xe Đức ngày càng đẹp và người mua xe Đức ngày càng trẻ. Mình cần thích nghi với điều đó. Vấn đề kỹ thuật không cần đặt quá nặng nề. Chiếc xe không còn là một gia tài nữa. Quan trọng là những chiếc xe phải đẹp, phải chất lượng. Xe lướt mà như xe mới. Câu chữ trong giao tiếp ngoài đời sống và trên mạng xã hội cũng đã thay đổi. Những câu chuyện chia sẻ cũng khác. Mình phải đời hơn, là bạn với khách hàng, sẵn sàng tâm sự những câu chuyện cuộc sống với họ, để gắn kết hơn với họ.

Showroom tôi vừa mới mở vào cuối tháng 12/2019 là một phần trong bước đi đó. Mô hình phục vụ khách hàng mua xe sang trọng, chuyên nghiệp hơn và cũng cần chu đáo, thân thiện hơn.

Trung ‘Japan’: Từ bán điện thoại Nhật, mất nhiều ‘học phí’ chơi xe cũ đến ‘ông trùm’ Mercedes đã qua sử dụng tại Việt Nam - Ảnh 15.