Một video trên trang web của Toyota Times cho thấy Chủ tịch của hãng đang điều khiển chiếc xe thể thao GR Supra. Akio Toyoda lao lên vun vút, vượt qua các chướng ngại vật như một tay đua trong phong thái của ông chủ. "Tôi yêu thích những tiếng gầm rú và một chút hơi xăng tỏa ra từ chiếc xe hơi", ông vui vẻ nói.

Một trong những "tiếng gầm rú" gần đây của Toyota là chiếc Prius hybrid, mang theo tham vọng về môi trường vượt xa hầu hết đối thủ trong ngành và đối mặt với thách thức đưa công ty hàng đầu Nhật Bản ra khỏi kỷ nguyên động cơ đốt trong do con người kiểm soát để bước sang kỷ nguyên sống xanh và trí thông minh nhân tạo.

Nhưng tất nhiên, quãng đường đó là rất xa. Toyota có rất nhiều sản phẩm động cơ đốt trong truyền thống cần phải thay đổi trước khi tương lai đến.

Toyota bán chạy quá cũng là vấn đề - Ảnh 1.

Chủ tịch Toyota - Akio Toyoda tại Triển lãm ô tô quốc tế Bắc Mỹ 2019 (NAIAS) giới thiệu chiếc Supra.

Sự nhiệt tình đằng sau tay lái của ông Toyoda là kỹ năng bán hàng có tính toán mà Toyota đã sở hữu bấy lâu nay cùng với sự xuất sắc trong vận hành, cắt giảm chi phí tối đa và thách thức những cơn gió thị trường đang thịnh hành.

Rốt cuộc, lượng bán hàng của Toyota ở thị trường Trung Quốc đã tăng trưởng chậm lại, mở rộng lợi nhuận ở thị trường Mỹ đang bị thu hẹp nhưng vẫn có gần 11 triệu xe được tiêu thụ trên toàn thế giới trong năm tài chính hiện tại trong khi nhiều đối thủ đang "thở hổn hển". Thành công này có gây ra gánh nặng chi phí cho Toyota?

Toyota đang trải qua những năm tháng tuyệt vời

Toyota bán chạy quá cũng là vấn đề - Ảnh 2.

Chủ tịch/Giám đốc điều hành Toyota Akio Toyoda và kiến trúc sư Đan Mạch Bjarke Ingel tiết lộ kế hoạch xây dựng nguyên mẫu "thành phố" của tương lai trong cuộc họp báo của Toyota tại Triển lãm Điện tử tiêu dùng (CES) 2020. (Ảnh: AFP/Robyn Beck)

Trong nhiều năm, những phẩm chất trên đã mang đến cho Toyota danh hiệu thuyết phục: công ty vĩ đại nhất của Nhật Bản. Jesper Koll của công ty quản lý tài sản Wisdom Tree ước tính rằng Toyota, cộng với chuỗi cung ứng, hệ thống bán hàng cùng nhiều mối kinh doanh khác, đóng góp tới 8% GDP của Nhật Bản.

Công ty đã phát triển mạnh mẽ, xây dựng được mức độ tín nhiệm cao - tương tự như Charles Wilson khi còn làm Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ đã ca ngợi hết lời General Motors, đến mức người ta truyền nhau rằng: Những gì tốt cho Toyota thì cũng tốt cho Nhật Bản.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư, những người coi quản trị là thước đo xác định thời đại, đang đặt ra câu hỏi liệu điều này còn đúng không.

Một số người, với quan điểm Nhật Bản đang mạo hiểm với những quy định mới về đầu tư nước ngoài, tin rằng việc nhà nước cố gắng bảo vệ Toyota đã dẫn đến sự xuất hiện của những quy định mới này.

Nhưng thành công của Toyota cũng là vấn đề

Toyota bán chạy quá cũng là vấn đề - Ảnh 3.

Toyota cung cấp 500 chiếc xe Mirai chạy bằng hydro mới cho đội xe được sử dụng tại Olympics Tokyo 2020.

Sự thống trị của Toyota dẫn đến hai vấn đề. Thứ nhất, công ty được xem là kim chỉ nam cho phần còn lại trong giới doanh nghiệp Nhật Bản. Thứ hai, dấu chân kinh tế và xã hội khổng lồ của Toyota che khuất rất nhiều ngoại lệ.

Nhật Bản rất muốn tin rằng doanh nghiệp Nhật bao gồm hàng ngàn "Toyota nhỏ", nhưng thực tế không phải vậy.

Thành công của Toyota thúc đẩy ý tưởng rằng mô hình quản trị truyền thống của Nhật Bản hoạt động hoàn hảo và cho phép những người không chuyên nghiệp và không đủ năng lực tuyên bố đó là công thức thành công.

Hoạt động theo mô hình nào không phải là vấn đề, nhưng trong thời đại mà các công ty Nhật Bản dường như dễ dàng bị ảnh hưởng bởi sự nhúng tay và đòi hỏi của các cổ đông, trong đó có nhiều người nước ngoài mua cổ phiếu của Nhật Bản, Toyota là ngọn hải đăng, chống lại sự thay đổi và ý tưởng rằng các công ty Nhật Bản đang nằm trong vòng tay bảo hộ từ bên ngoài.

Toyota bán chạy quá cũng là vấn đề - Ảnh 4.

Toyota cho biết công nghệ pin nhiên liệu cũng có thể được sử dụng trong các phương tiện hạng nặng, bao gồm cả xe buýt và xe tải. (Ảnh: AFP/Kazuhiro Nogi)

Công ty cũng bỏ qua quan điểm của nhà đầu tư: Sự thúc đẩy quản trị tốt hơn hầu hết không phải nhằm tấn công vào công ty Nhật.

Thay vào đó, nó xuất phát từ niềm tin rằng trong một thị trường mà khoảng một nửa các công ty đang giao dịch dưới giá trị sổ sách (giá cổ phiếu thấp hơn giá trị thực nên có nhiều khả năng tăng giá trong tương lai), cải tiến quản trị sẽ có tác động lên định giá mạnh hơn ở bất kỳ thị trường nào khác.

Toyota có thể không cần sự thúc đẩy đó, nhưng hầu hết những người khác cần.

Toyota cũng có "cơn nghiện" riêng

Toyota bán chạy quá cũng là vấn đề - Ảnh 5.

Camry TRD 2020 được xem là sẽ thay đổi cuộc chơi, nó được xem là chiếc xe "trung niên trung tính" đầu tiên của Toyota thực sự có tính "thể thao".

Phàn nàn thường thấy về "cơn nghiện" của Toyota là vấn đề sở hữu chéo - mạng lưới cổ phiếu mà các công ty Nhật Bản nắm giữ của nhau vì những lý do khác ngoài đầu tư thuần túy.

Đối với các nhà đầu tư, danh mục đầu tư này là chất kéo giữ lại sự quản trị tồi tệ trên toàn doanh nghiệp Nhật Bản.

Họ ràng buộc vốn của nhau mà không có mục đích, là một bức tường phòng thủ "lén lút", hay theo chiến lược gia trưởng của Mizuho - Masatoshi Kikuchi là "trở ngại cản trở sáng tạo".

Không phải ngẫu nhiên mà chính phủ đã nỗ lực để thị trường chứng khoán Nhật Bản hấp dẫn hơn trong mắt nhà đầu tư trong nước, luật quản trị sửa đổi năm 2018 đã cố gắng buộc các công ty phải biện minh cho sở hữu chéo và yêu cầu họ không cản trở việc bán cổ phiếu chéo thông qua ngụ ý giảm khả năng giao dịch kinh doanh.

Toyota nắm giữ cổ phần của 146 công ty niêm yết, và bản thân cổ phần của hãng lại do khoảng 112 công ty nắm giữ. Toyota bị đánh giá là đã làm chủ "nghệ thuật biện minh mơ hồ" và trở thành cái tên dẫn đầu thị trường luật bất thành văn này.

Toyota bán chạy quá cũng là vấn đề - Ảnh 6.

Chiếc Toyota Corolla 2020

Trong những năm gần đây, Toyota đã ký kết một loạt quan hệ đối tác với Suzuki, Subaru, Mazda và những người khác. Trong mỗi trường hợp, họ không chỉ mua cổ phần của đối tác mà còn khuyến khích những đối tác đó mua cổ phần của Toyota.

Toyota được coi là đang bảo vệ các công ty nhỏ hơn, nhưng khi ngành công nghiệp ô tô chuẩn bị cho giai đoạn phá cách và hợp nhất, cuối cùng họ vẫn phải thực hiện chính sách ring-fencing (hàng rào khoanh vùng, yêu cầu các doanh nghiệp phải tách bạch hoạt động kinh doanh và đầu tư). Chính sách này nổi lên từ năm 2008, khi sự chồng chéo trong hoạt động ngân hàng bán lẻ và hoạt động đầu tư mạo hiểm bị xem là nguồn cơn khủng hoảng tài chính khi ấy. Còn hiện tại, mới chỉ năm ngoái, một số lượng đáng kể các công ty Nhật Bản đã mở rộng sở hữu chéo.

Rủi ro tập trung vào ông Toyoda, người được đồn là đang thay đổi GR Supra để lấy một phương tiện mạnh mẽ hơn: bậc thang đi lên đối với cả vị trí chủ tịch của Toyota và chủ tịch của liên đoàn kinh tế Nhật Bản Keidanren cực kỳ đáng gờm.

Nhật Bản, lò dò đến trước bờ của bước đột phá quản trị thực sự, giờ vẫn có thể được kéo, một cách lề mề, bởi những thành phần thủ cựu với quan điểm rằng "những gì tốt cho Toyota thì cũng tốt cho đất nước".

Toyota bán chạy quá cũng là vấn đề - Ảnh 7.