Trung tâm nghiên cứu vũ trụ Đức (The German Aerospace Center - DLR) là một trong những thành viên tham gia trong dự án nghiên cứu công nghệ này. Ở hai buổi thử nghiệm, khả năng phối hợp làm việc giữa các bộ phận kỹ thuật trong hệ thống được kiểm tra bởi các thành viên của tập đoàn C2C Communication (CAR 2 CAR Communication Consortium - C2C-CC).

DLR gồm các thành viên là các hãng sản xuất ô tô châu Âu, các nhà cung cấp, trung tâm nghiên cứu Fraunhofer và các viện nghiên cứu của các trường đại học. Những đóng góp chủ chốt của các nhà khoa học DLR cho dự án này là công nghệ CODAR (Cooperative Object Detection And Ranging - khả năng phối hợp trong nhận diện và phân loại vật thể) và các chương trình mô phỏng.

Trong quá trình thử nghiệm các đại diện của các hãng sản xuất ô tô và các nhà báo đã được chứng kiến những bước tiến vượt bậc mà công nghệ C2C mang lại.

Cuộc thử nhiệm tập trung vào 5 vấn đề được nghiên cứu. DLR được phân nhiệm vụ thiết lập hầu hết các giả lập cho các tình huống giao thông thường ngày ở khu thử nghiệm và tất cả các liên kết giao tiếp liên quan. 

Mục đích của cuộc thử nghiệm là nhằm hợp nhất tất cả các liên kết giao tiếp tự phát sinh, tự thiết lập và các liên kết trong thời gian ngắn giữa các xe vào trong các tình huống giao thông được mô phỏng.

Các vấn đề được nghiên cứu khác sẽ cho thấy cách mà công nghệ C2C có thể được sử dụng để ngăn ngừa va chạm giữa xe máy và xe hơi hay cảnh báo người lái xe sự có mặt của một chiếc xe tải bị che khuất ở những khúc cua.

Công nghệ C2C được xem như một công nghệ then chốt cho việc lái xe an toàn trong tương lai. Viện nghiên cứu truyền thông và định vị DLR (The DLR Institute of Communications and Navigation) và viện nghiên cứu vể hệ thống vận chuyển DLR (DLR Institute of Transportation Systems) đã có những đóng góp quan trọng cho dự án này, như phát triển một phương thức hợp tác với người lái mới dựa trên công nghệ này.

Theo SpaceMart