Sáng 5/3, tại địa bàn thành phố Đà Nẵng, Cửa hàng Xăng dầu số 2 thuộc Công ty TNHH Nhật Khánhở giao lộ Duy Tân - Nguyễn Hữu Thọ (quận Hải Châu - Đà Nẵng) đặt biển thông báo “tạm nghỉ sửa chữa”. Trạm Xăng dầu 375 thuộc Tổng Công ty Xăng dầu Quân đội (281 Trường Chinh -Đà Nẵng) thì để tấm bảng “mất điện”…

Phát hiện có người chụp ảnh, chiều cùng ngày, hầu hết các cây xăng đã mở cửa bán hàng trở lại. Riêng Đại lý Công ty xăng dầu Quân Đội nằm trên đường Duy Tân đến cuối chiều 5/3 vẫn đặt biển thông báo: “Hết xăng”. Mặt sau của tấm biển này lại là dòng chữ “mất điện”, trong khi các khu vực nhà dân xung quanh điện vẫn sáng trưng.

Cây xăng đóng cửa, nhiều điểm bán xăng lẻ xuất hiện và bán với giá từ 25.000 đồng đến 30.000 đồng mỗi lít. Dắt xe hơn 2 cây số đến đổ xăng, anh Nguyễn Hữu Hoàng, quận Hải Châu, lắc đầu ngao ngán: “Ở khu vực trung tâm tìm cây xăng đã khó, tìm được thì các cây xăng lại viện cớ hết xăng, mất điện để nghỉ bán. Việc kinh doanh của các cửa hàng xăng dầu thua lỗ thế nào thì tôi không biết nhưng trước mắt là người dân phải chịu khổ”.
 
img
Một số cửa hàng đề biển "mất điện" để nghỉ bán xăng.

Cây xăng đóng cửa, nhiều điểm bán xăng lẻ xuất hiện và bán với giá từ 25.000 đồng đến 30.000 đồng mỗi lít. Dắt xe hơn 2 cây số đến đổ xăng, anh Nguyễn Hữu Hoàng, quận Hải Châu, lắc đầu ngao ngán: “Ở khu vực trung tâm tìm cây xăng đã khó, tìm được thì các cây xăng lại viện cớ hết xăng, mất điện để nghỉ bán. Việc kinh doanh của các cửa hàng xăng dầu thua lỗ thế nào thì tôi không biết nhưng trước mắt là người dân phải chịu khổ”.

Một số cây xăng khác trên đường Ngô Quyền (quận Sơn Trà) và đường Tôn Đức Thắng (quận Liên Chiểu - Đà Nẵng), 3-2 (quận Hải Châu) lại dán thông báo rút ngắn thời gian hoạt động từ 6h đến 21h. Đặc biệt cây xăng của đại lý bán lẻ Công ty Thương mại Núi Thành (đường Núi Thành) còn thông báo chỉ bán xăng tứ 7h đến 19h, đồng thời chỉ bố trí từ 1 - 3 nhân viên bán hàng.

Theo ông Lê Viết Tươi, Phó giám đốc Sở Công thương Đà Nẵng, phía Sở đã cho lập đoàn kiểm tra các cửa hàng xăng dầu trên địa bàn. “Chúng tôi sẽ kiên quyết xử lý những cây xăng ngừng bán và tùy theo mức độ vi phạm sẽ xử lý từ mức lập biên bản xử phạt hành chính đến tước giấy phép kinh doanh”, ông Tươi nói. Lãnh đạo này bổ sung, trong ngày 5/3 một số cây xăng ở Đà Nẵng đã bị lập biên bản vì ngừng bán.
 
img
Có cây xăng hoạt động theo kiểu "cầm chừng".

Trước đó, trong ba ngày 1, 2 và 3/3, nhiều cây xăng như ở huyện Quảng Điền ngừng bán như cây xăng Đông Xuyên (xã Quảng An) với lý do ghi trên tấm bảng đặt trước cửa hàng “tạm nghỉ nhân viên đang bận đi họp”. Cây xăng Hương Sơ (thành phố Huế) nhân viên lại dựng bảng “mất điện, xin quý khách thông cảm”… Hôm 5/3, các cửa hàng này đã mở cửa bán hàng trở lại.

Một nhân viên bán xăng tiết lộ: “Do sức ép tăng giá xăng dầu đang tăng cao, doang nghiệp chịu lỗ nên đành phải đối phó bằng cách ngừng bán chờ tăng giá”.

Theo ông Hoàng Như Thịnh, Giám đốc Công ty xăng dầu Thừa Thiên - Huế, do các cây xăng là đại lý của công ty nên họ không bán mình cũng chịu. Trước thời điểm tăng giá, các đại lý xăng dầu khi cung ứng hàng cho đại lý bán lẻ đều cắt hoặc giảm chiết khấu nên khi bán ra thua lỗ nên các đại lý này tìm cách bán hàng nhỏ giọt.

Theo VnExpress