Liên quan đến vấn đề đang rất nóng những ngày gần đây là việc xử phạt xe không sang tên đổi chủ, chiều ngày 10/11, Công an Thành phố Hà Nội đã có cuộc họp để giải đáp thắc mắc ngày đầu tiên thực hiện theo nội dung của nghị định 71.

Theo báo cáo của cuộc họp, qua ngày đầu tiên thực hiện quy định, ý thức tham gia giao thông của người dân đã có chuyển biến tích cực. Tình trạng vi phạm giao thông như sai làn đường, vượt đèn đỏ, lạng lách đánh võng được các đội tuần tra kiểm soát kiểm tra và xử lý. Một số người dân có ý kiến thắc mắc về việc mua bán, chuyển nhượng, sang tên và mức xử lý.

Không xử phạt xe đi mượn nếu có bằng lái và đăng ký 1

Sẽ không xử phạt xe mượng nếu người tham gia giao thông mang đủ giấy tờ đăng ký xe và bằng lái cũng như các giấy tờ liên quan theo quy định khi lưu hành.

Về những xe mua bán, cho tặng, qua nhiều chủ nhưng chưa làm thủ tục sang tên, người mua cuối cùng lại bán cho người khác. Khi sang tên, người cuối cùng phải có giấy tờ mua bán hợp lệ, theo quy định phải đóng thuế.

Bạn bè, bố mẹ, anh chị… cho mượn xe thì người tham gia giao thông phải mang đăng ký chiếc xe đó, bằng lái hợp lệ. Đối với ô tô còn phải có sổ kiểm định chất lượng. Những trường hợp này không vi phạm luật giao giao thông thì không xử lý. Nếu vi phạm giao thông các lỗi khác thì bị xử lý về lỗi đó. Nếu không có bằng, giấy tờ xe… thì tạm giữ phương tiện và xử lý theo quy định của luật.

Trong những ngày đầu, đối với những người ngoại tỉnh lần đầu về Hà Nội, chưa nắm rõ về nghị định, người lớn tuổi, học sinh sinh viên, phụ nữ vi phạm lần đầu thì CSGT chỉ nhắc nhở. Nếu vi phạm lần 2 sẽ xử lý, thanh niên càn quấy trên đường sẽ bị xử lý nghiêm.

Bộ Công an cũng đưa ra khuyến cáo khi mua bán, phải sang tên đổi chủ trong 30 ngày, nên đi xe chính chủ. Có như thế, khi gây tai nạn, bỏ chạy, cơ quan công an điều tra, xác minh nhanh. Hoặc những xe tang vật trong vụ án hình sự sẽ được xác minh triển khai nhanh.

 Theo infonet