Dự thảo nghị định mới được xây dựng theo hướng tăng mức xử phạt đối với người vi phạm giao thông ở khá nhiều lỗi với mức tăng gấp 1,5 lần so với trước kia. Cụ thể, với người điều khiển ôtô, dự thảo bổ sung điều khoản xử phạt 300.000-500.000 đồng đối với người đang điều khiển xe mà sử dụng điện thoại di động, tăng mức xử phạt thêm 200.000-300.000 đồng so với nghị định cũ đối với các hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ, bấm còi, rú ga, dừng đậu xe không đúng quy định...

Sẽ phạt tiền từ 500.000 - 1.000.000 đồng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô không đánh số thứ tự ghế ngồi trên xe ô tô chở hành khách theo quy định .

Phạt tiền từ 2.000.000 - 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm: không tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông cho lái xe, nhân viên phục vụ trên xe theo quy định; Không niêm yết tên và số điện thoại của đơn vị kinh doanh vận tải ở mặt ngoài của phần đầu hoặc hai bên thân hoặc hai bên cánh cửa xe ô tô chở hành khách.
 
img
Hối lộ cũng sẽ bị phạt tiền.

Không niêm yết tên và số điện thoại của đơn vị kinh doanh vận tải, tự trọng và trọng tải được phép chở của xe ở mặt ngoài hai bên cánh cửa buồng lái xe ô tô tải; Không niêm yết tên và số điện thoại của đơn vị kinh doanh taxi tải, chữ taxi tải, tự trọng và trọng tải được phép chở của xe ở mặt ngoài hai bên cánh cửa buồng lái xe taxi tải; Sử dụng xe buýt có mầu sơn khác với mầu sơn đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền để kinh doanh vận tải bằng xe buýt.
 
Phạt tiền từ 3.000.000 - 5.000.000 đồng đối với chủ hàng; chủ phương tiện; cơ quan, đơn vị bốc, xếp hàng hóa vi phạm một trong các hành vi: Bốc, xếp, giao hàng hóa lên xe ô tô vượt quá trọng tải thiết kế của xe; Ký kết hợp đồng, cấp hóa đơn, phiếu xuất kho, giấy vận chuyển cho xe ô tô chở hàng vượt quá trọng tải thiết kế của xe.

Ngoài ra, dự thảo nghị định mới còn đề xuất các biện pháp phạt bổ sung để răn đe người vi phạm. Ví dụ với hành vi không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông, bổ sung biện pháp giữ giấy phép lái xe 30 ngày đối với người điều khiển xe hai bánh, giữ xe 10 ngày và giấy phép lái xe 30 ngày đối với người điều khiển ôtô.

Dự thảo mới nêu rõ, người tổ chức đua xe hoặc đua xe máy, ôtô và chống người thi hành công vụ sẽ phải chịu mức phạt cao nhất tới 40 triệu đồng và bị tịch thu xe; người cổ vũ, kích động đua xe cũng phải chịu mức phạt tới 20 triệu đồng.

Dự thảo mới cũng bổ sung điều khoản phạt người đưa hối lộ hoặc chống người thi hành công vụ tới 5 triệu đồng và thu giấy phép lái xe 60 ngày. Với hành vi không chấp hành việc đo nồng độ cồn cũng bị phạt cao nhất 5 triệu đồng, giữ xe 10 ngày, tước giấy phép lái xe 60 ngày.
 
Ngoài ra, hành vi sử dụng rượu bia khi điều khiển phương tiện cũng bị tăng mức phạt. Cụ thể, người điều khiển ôtô trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/lít khí thở bị tước giấy phép lái xe 60 ngày, giữ phương tiện 10 ngày và phải nộp phạt 15-25 triệu đồng. Còn nồng độ cồn ở mức 50-80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25-0,4 mg/lít khí thở sẽ bị phạt 8-10 triệu đồng, giữ giấy phép lái xe 30 ngày và giữ xe 10 ngày.
 
Phạt tiền từ 500.000 - 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe vi phạm một trong các hành vi: điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h; Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần; dừng xe, đỗ xe, vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ...
 
Theo VnMedia