Nhãn hiệu xe sang này đang phải tìm cách bù số tiền 2.5 triệu bảng không biết quyết toán vào đâu cho những khoản chi tiêu trái qui định bao gồm cả những khoản chi quá tay cho lương và thưởng của giám đốc điều hành Dany Bahar.

Vị giám đốc bị sa thải hồi tháng 6 vừa rồi đang chịu sự lên án gay gắt vì vung tay quá chán đến nửa triệu bảng để thuê mướn và tu sửa hai dinh thự ở Anh rồi sau đó mang hóa đơn về cho công ty thanh toán.

Ông này còn chi tới 1.2 triệu bảng từ két công ty cho những chuyến công du bằng máy bay phản lực cá nhân và trực thăng cùng 300 ngàn bảng để mua 10 chiếc đồng hồ xa xỉ mà như ông nói là để tặng cho lãnh đạo cấp dưới.

“Việc chi tiêu này là không thể chấp  nhận được và bắt nguồn từ một lối sống trên tiền cũng như lờ đi những nguyên tắc cốt lõi về tài chính”,  đại diện pháp luật của Lotus phàn nàn.

Thậm chí một số nguồn tìn chưa được kiểm chứng cho biết người đàn ông 43 tuổi này còn dính dáng đến các cuộc ăn chơi trác tác với gái gọi cao cấp tại những địa điểm trong những chuyến công cán.

Hiện hãng xe siêu xe gốc gác Anh Quốc đang kiện ngược lại Bahar về vụ lạm chi do ông này trước đó đã kiện hãng xe Anh Quốc tới 6.7 triệu bảng vì đã sa thải mình sai qui định.

Trong khi Lotus không tiếc lời chê bai về năng lực cũng như nhân cách của Bahar thì người đàn ông gốc Thổ Nhĩ Kỳ này lại gọi đội ngũ lãnh đạo hiện thời của Lotus là “một lũ nhà quê thiếu hiểu biết”.
 
Hãng xe sang Lotus khốn khổ vì sếp sa đọa 1

                                                                 Cựu giám đốc điều hành tai tiếng của Lotus, ông Dany Bahar

Giới quan sát có vẻ không quan tâm nhiều tới cuộc cãi vã nhưng họ đánh giá rằng hãng sản xuất chiếc xe Elise huyền thoại hiện đang ngày càng đang lún sâu vào thua lỗ và thất thế vì những vấn đề không liên quan trực tiếp tới sản phẩm.

Đây có lẽ là hãng xe bị mua đi bán lại nhiều nhất trong lịch sử xe hơi thế giới kể từ năm 1986 khi bị bán cho hãng xe hơi lớn nhất thời đó General Motors (GM).

Bốn tháng ngay sau thời điểm đó hãng này rơi vào tay Toyota và rồi thời gian ngắn tiếp theo lại quay về với GM.

Hai chủ sở hữu gần đây nhất của hãng xe lận đận này là  A.C.B.N. Holdings S.A của công quốc Luxembourg hồi năm 2003 và hiện tại là hãng ô tô Proton của Malaysia.