Khủng hoảng nợ công, cắt giảm chi tiêu ngân sách cùng tỉ lệ thất nghiệp cao đã đưa doanh số bán xe tại Châu Âu tháng 10 xuống thấp nhất trong 12 tháng qua. 

“Thực chất là ngành công nghiệp ô tô đã rơi vào khủng hoảng khoảng 5 năm nay rồi, dấu ấn đó vẫn được ghi chép đầy đủ trong rất nhiều tài liệu, đây chẳng qua hệ lụy cuối thôi.” Henner Lethne, một chuyên gia của hãng phân tích ô tô IHS tại Frankfurt. “Chính vì vậy nên họ chắc chắn có sự chuẩn bị cho điều xấu nhất có thể xảy ra và hy vọng không có trường hợp tự dưng đổ xụp xuống như Lehman Brothers”. 

Ford là công ty đầu tiên bị trúng cơn gió độc khi thông báo sẽ cắt giảm sản lượng tại Châu Âu tới 18 phần trăm, tương đương với 355,000 xe và 6,200 việc làm trong một nỗ lực cắt giảm được khoảng 500 triệu đô la chi phí hàng năm. 

Mặc dù đã sản xuất tại Châu Âu hơn trăm năm nay, nhưng công ty đến từ Detroit thừa nhận sẽ chịu lỗ ít nhất là 1.5 tỉ đô la Mỹ tại riêng thị trường này trong năm 2012, cao hơn con số 1 tỉ đô la dự đoán trước đó. 

“Dù sao thì chúng tôi vẫn đang cố gắng vượt qua cơn bĩ cực này, chứ không đến nỗi xin cứu trợ như một số đối thủ khác chẳng hạn như Peugeot Citroen” một đại diện của Ford yêu cầu không nêu tên chia sẻ. 

Nói gì thì nói nhưng hai ngày vừa qua Ford đã làm gần 5,000 công nhân của mình khóc dở mếu dở khi thông báo đóng cửa và cắt 3,400 và 1,400 nhân công tại hai nhà máy Genk (Bỉ) và Southhamton (Anh). 

Theo một thông tin vỉa hè thì đã có một công nhân tại Bỉ đã uống rượu và bị tai nạn trên đường về nhà sau khi nghe tin bị cho thôi việc. 

Với Peugeot Citroen, công ty ô tô lớn thứ hai tại Châu Âu, thì câu chuyện có vẻ bi đát hơn khi chính phủ Pháp lần thứ hai trong vòng 4 năm phải giang tay ra trợ giúp công ty ô tô mang tính “quốc hồn quốc túy” với giá trị lên tới 9 tỉ đô la Mỹ. 

Con số này giường như là một gánh nặng làm trĩu thêm tình trạng nợ công và thất nghiệp ở quốc gia hoa lệ này và đã khiến Thủ Tướng phải đăng đàn trên đài phát thanh quốc gia nhắc nhở trách nhiệm của Peugeot Citroen sau khi nhận khoản cứu trợ này. 

Để đáp lại thịnh tình này và cũng để xoa dịu dư luận, giám đốc tài chính của công ty nhấn mạnh “Đây không phải là khoản cho không, mà là khoản trợ giúp của chính phủ và Peugeot Citroen sẽ có trách nhiệm hoàn trả lại bằng giá trị thị trường”.

 Tin buồn cuối ngày hôm qua đến với Daimler AG khi hãng sản xuất xe sang này thông báo số lãi trong quí III đã giảm xuống 1.2 tỉ EURO so với 1.36 tỉ EURO  cùng kỳ năm ngoái. 

Thực chất thông tin này Daimler AG chưa định đưa ra ngay nhưng do một sự cố rò rỉ về truyền thông nên buộc công ty này đành công bố luôn. Tuần trước chính Google cũng bị rơi vào trường hợp tương tự với sự cố “lộ hàng” thông tin tài chính sớm hơn so với dự kiến. 

Nhân tiện sự cố này, Daimler AG cũng đưa thông báo giảm kế hoạch về mức lãi trong năm tài chính này ở mức 8 tỉ đô la Mỹ sao với 8.8 tỉ đô theo dự kiến lúc đầu. Dù sao nhà sản xuất nhãn hiệu Mercedes Benz làm ăn vẫn có lãi, chỉ có không được như mong muốn. 

Theo một nghiên cứu thì hiện này các dây truyền sản xuất và lắp ráp tại Châu Âu chỉ đạt khoảng 68 phần trăm công suất, một con số đáng báo động khi theo tính toán thì để có lãi  công suất phải đạt từ 75-80 phần trăm.