Icarus có thể bay được nhưng không dùng cánh như các loại phương tiện bay hiện nay. Với cấu trúc đặc biệt, phía sau xe là cánh quạt tạo lực đẩy, bốn trụ xoay đặc biệt gắn xung quanh xe sẽ tạo lực nâng nhờ vào hiệu ứng Magnus.


Mô hình xe bay Icarus

Mô hình xe bay Icarus

Năm 2009, một công ty tại Pháp cũng đưa ra thiết kế xe bay iCar-101 sử dụng hiệu ứng Magnus. Tuy nhiên, do không thể huy động đủ nguồn tài chính nên công ty vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm mô hình.


Mô hình iCar-101 với hy vọng đạt tốc độ 280km/h

Mô hình iCar-101 với hy vọng đạt tốc độ 280km/h

Hiệu ứng Magnus xảy ra khi trụ tròn xoay trong không khí, lực nâng được tạo ra phụ thuộc vào tốc độ và hướng xoay của trụ.

Cụ thể, khi quả bóng xoay tròn thì ở phía dòng không khí cùng chiều với chiều quay của quả bóng, chuyển động của các phân tử không khí tăng lên, còn ở phía còn lại vận tốc của các phân tử khí giảm đi.


Mô phỏng hiệu ứng Magnus.

Mô phỏng hiệu ứng Magnus.

Trước kia, hiệu ứng Magnus đã được ứng dụng trong tàu thủy. Thay vì sử dụng cánh buồm hoặc chân vịt với động cơ lớn, người ta gắn các trụ xoay trên tàu để tạo lực đẩy.

Theo Trí Thức Trẻ