Trong thực tế xét trên nhiều tiêu chí, công nghiệp sản xuất ô tô Nhật Bản đã tạo nên rất nhiều mẫu xe thể thao vô cùng thú vị như Scion FR-S hay Lexus LFA. Cả hai đều nhận nhiều lời khen ngợi về trải nghiệm lái, phong cách sắc nét và hiệu suất nâng cao. Tuy nhiên, xe hơi Đức luôn là đối thủ cạnh tranh đáng gờm.

Có thể bạn đã nghe thấy cụm từ “kỹ thuật Đức” hơn một lần trong cuộc sống. Có một quan niệm sai lầm khá phổ biến là cụm từ này cũng đồng nghĩa với độ tin cậy cao. Xe Đức đôi khi được thiết kế với động cơ đem lại hiệu suất tuyệt vời, đôi khi là công nghệ vô cùng tiên tiến và đôi khi kết hợp cả hai yếu tố trên. Nhưng nếu không tính đến Porsche, xe Đức vẫn chưa thể có được kết quả cao nhất về độ tin cậy.

Dựa trên những khảo sát mới nhất của Consumer Reports và J.D. Power về độ tin cậy dài hạn cũng như chất lượng ban đầu, các hãng xe Đức đang lâm vào tình trạng sụt giảm thứ hạng. Tuy nhiên, dù không quá mê muội bởi cụm từ “kỹ thuật”, khách hàng vẫn rất ưa chuộng những mẫu xe mang thương hiệu Đức.

Danh tiếng nước Đức

Một phần lý do cho quan niệm sai lầm về kỹ thuật của Đức là bởi các nhà sản xuất đã tạo nên ấn tượng quá mạnh. Khi Consumer Reports bắt đầu những thử nghiệm về độ tin cậy dài hạn và chỉ số chất lượng ban đầu trở lại trong năm 1972, các thương hiệu của Đức như VW và Mercedes luôn đứng top đầu. Ngay cả VW Beetle cũng đánh bại những xe nội địa Hoa Kỳ như Jeep, Pontiac và Mercury.

Một thời gian sau đó, Mercedes và VW đã quản lý giữ vị trí gần đầu bảng xếp hạng độ tin cậy. Nhưng những đối thủ đến từ Nhật Bản đã không chịu ngồi yên. Trong những năm 80 và 90, mẫu xe đáng tin nhất lại thuộc về Honda, Toyota, Acura, Infiniti và Lexus.

Suy giảm uy tín

Cuối thập niên 90, Mercedes đã ra mắt mẫu SUV M-Class không hề đáng tin cậy và điểm chất lượng ban đầu của thương hiệu đã giảm mạnh kể từ đó. Mặc dù đi đầu trong công nghệ mới và thực hành kỹ thuật, mẫu xe này vẫn thất bại nặng nề.

Các hãng xe đang nhanh chóng thích ứng với công nghệ mới nhưng lại quá dựa vào các nhà cung ứng  và trong nhiều trường hợp, vấn đề thường thấy là hệ thống điện, hệ thống giải trí và nhiều giao diện khác.

Mercedes đã tăng độ tin cậy một chút trong năm 2011 những vẫn không đáng kể. Điều tương tự cũng xảy ra với các đối thủ đồng hương khác như Audi hay BMW. Theo báo cáo thường niên năm năm gần nhất, lần cuối cùng những thương hiệu Đức quay lại trên mức trung bình là năm 2007. Kể từ đó, tất cả đều yên vị ở dưới mức trung bình trong ngành công nghiệp.

Tài liệu về khảo sát độ tin cậy dài hạn được xét trong quá trình ba năm trong khi các chỉ số chất lượng ban đầu dựa trên phản hồi của chủ sở hữu xe mới từ những tháng đầu tiên.

Consumer Report cũng có một báo cáo xếp hạng các hãng xe dựa trên điểm số tin cậy trung bình. Theo báo cáo này, điểm trung bình dành cho các hãng xe Đức trong vòng năm năm qua không vượt quá mức 68/100, thấp hơn điểm trung bình của ngành công nghiệp và nhiều đối thủ cạnh tranh từ Nhật Bản.
Những kết quả này cũng được phản ánh qua chỉ số đánh giá bởi J.D. Power & Associates. Trong hai khảo sát mới nhất, các thương hiệu Đức không thể bắt kịp với những mẫu xe sang trọng khác. Mercedes cùng với Porsche đạt 4/5 với đánh giá “tốt hơn so với hầu hết”, trong khi Audi và BMW chỉ đạt mức trung bình 3/5. VW giảm xuống còn 2/5 điểm. Trong khi chỉ có một nhà sản xuất đạt số điểm tuyệt đối 5/5, chính là Lexus.

Xếp hạng của J.D. Power dựa trên các cuộc khảo sát người tiêu dùng. Chất lượng ban đầu được xác định sau 90 ngày kể từ ngày mua chiếc xe mới. Chỉ số tin cậy là cuộc điều tra trong suốt 12 tháng qua dựa trên đánh giá của chủ sở hữu ban đầu của những chiếc xe có ba năm tuổi đời.

Chất lượng chưa hẳn là tất cả

Có một vài lí do hoàn toàn tầm thường và không hề liên quan đến chất lượng thực tế khiến xe Đức chịu nhiều cạnh tranh trong bảng xếp hạng của J. D. Power trong quá khứ.

Ví dụ như, các mẫu xe của Đức không lắp đặt giá để ly trong nhiều năm qua. Đó không phải là một khiếm khuyết về cơ khí nhưng thường được ghi nhận như một điểm khiến người mua không hài lòng trong những khảo sát của J.D. Power và Consumer Reports. Tuy nhiên, hầu hết xe Đức ngày nay, kể cả Porsche đều có giá để ly bởi cuối cùng, các nhà sản xuất cũng nhận ra rằng khách hàng chấm cho họ điểm hài lòng rất thấp chỉ vì lí do trên. Điều tương tự cũng xảy ra với một số công nghệ phức tạp và hệ thống thông tin giải trí như thế hệ đầu tiên của hệ thống iDrive trên BMW.

Hy sinh vì hiệu suất


Cùng với những phàn nàn không đáng kể và các vấn đề công nghệ, các hãng xe Đức cũng thừa nhận rằng đôi khi họ chỉ có những bước tiến ngắn bởi sự tập trung hàng đầu vào hiệu suất. Khi cần cắt giảm chi phí, những khu vực có khả năng lắp đặt bộ phận giá rẻ sẽ đi kèm với một số công cụ mà khách hàng có thể không nhận thấy.

Họ dễ dàng cắt giảm chi phí và bất cứ nơi nào họ có thể với khi vọng rằng khách hàng sẽ không biết, họ sử dụng những nhà cung ứng để cung cấp phụ kiện theo yêu cầu.

Xe Đức vẫn rất hấp dẫn

Theo nghiên cứu về hiệu suất, thi công và thiết kế xe hơi (APEAL) của J.D. Power về mức độ hài lòng khi sở hữu và điều khiển một chiếc xe mới dựa trên đánh giá của chủ xe, Porsche đứng đầu bảng xếp hạng với số điểm 5/5. Audi, BMW, Merc và VW tất cả đếu đạt 4/5 điểm trong khảo sát này. Điều này cho thấy rằng những mẫu xe này đều không hề thua kém khi nhắc đến hiệu suất và thi công.

Với mẫu xe 3-series mới, BMW đã bố trí thanh dầm thậm chí còn cao hơn cho dòng sedan thể thao và Porsche 911 mới đã một lần nữa củng cố vị thế của một chiếc xe thể thao tốt nhất về mặt thương mại trong lịch sử ô tô. Không có gì ngạc nhiên khi mà cả hai mẫu xe này đều góp mặt ở vòng chung kết giải mẫu xe của năm 2012.

Mặc dù không giành chiến thắng, tuy nhiên danh hiệu đó vẫn thuộc về một hãng xe Đức: VW. Trong thực tế, đó là chiến thắng thứ tư của VW trong năm năm qua. Quán quân được lựa chọn dựa trên thành tích tổng hợp, giá trị, tính an toàn, trách nhiệm với môi trường, sức hấp dẫn và tầm quan trọng.
Rõ ràng có rất nhiều lý do để sở hữu một chiếc ô tô từ các hãng xe BMW, Mercedes, Audi hay VW, nhưng nếu độ tin cậy là mối quan tâm hàng đầu của bạn, đừng để bị hồ đồ bởi lời đồn về “kỹ thuật của Đức”.