Trẻ em ngồi trên xe nếu không được thắt dây an toàn hoặc ngồi trong ghế không đúng kích thước thường bị thương nặng thậm chí tử vong nếu xảy ra tai nạn. Vì vậy, việc đảm bảo an toàn cho con trẻ khi ở trên xe là vô cùng cần thiết.

Trẻ nhỏ ở mọi lứa tuổi, từ sơ sinh đến vị thành niên, đều phải thắt dây an toàn khi ngồi trên xe. Người lái xe cần có trách nhiệm đảm bảo mọi người ngồi trên xe đều thắt dây an toàn. Nếu xe không có đủ dây an toàn cho tất cả mọi người thì những trẻ nhỏ hơn ba tuổi cần phải được ưu tiên thắt dây an toàn.

Kinh nghiệm di chuyển an toàn với trẻ nhỏ trong xe hơi 1

Gia đình nên mua và lắp thêm ghế ngồi ôtô cho các bé từ sơ sinh đến 12 tuổi. Cần lưu ý chọn đúng kích thước của trẻ nhỏ, tránh việc ghế quá lớn khiến việc thắt dây an toàn không hiệu quả. Cũng không nên lấy ghế quá nhỏ khiến trẻ thấy chật chội và khó chịu. Đối với những trẻ trên 12 tuổi thì việc thắt dây an toàn là hoàn toàn cần thiết.

Hầu hết các bé đều muốn được ngồi cùng mẹ. Khi ngồi cùng mẹ, các bé sẽ ngoan hơn. Tuy nhiên, trong trường hợp xảy ra tai nạn thì hậu quả rất khó lường. Vì vậy, hãy tập thói quen cho bé ngồi vào ghế và thắt dây an toàn một cách cẩn thận.

Các biện pháp an toàn đối với trẻ sơ sinh

Ghế ngồi thiết kế đặc biệt cho trẻ sơ sinh có thể được đặt ở hàng ghế trước và quay mặt về phía sau. Việc quay mặt bé về phía sau là cách bảo vệ tốt nhất. Tuy nhiên, điều này chỉ áp dụng trong trường hợp xe không có hoặc đã ngắt hệ thống túi khí bên hông. Ghế trước nơi bé ngồi cần phải được lùi lại càng xa bảng điều khiển càng tốt, khoảng cách ít nhất là 20 cm.

Kinh nghiệm di chuyển an toàn với trẻ nhỏ trong xe hơi 2

Trong trường hợp túi khí bên hông của xe không thể tắt được thì tốt nhất bạn nên đặt ghế ngồi của bé ở hàng ghế sau. Dù đặt bé ngồi ở hàng ghế trước hay sau thì cũng cần phải thắt dây đai an toàn ba điểm một cách cẩn thận. 

Kinh nghiệm di chuyển an toàn với trẻ nhỏ trong xe hơi 3

Không nên để trẻ ngồi trên ghế quá lâu vì cơ lưng của bé chưa hoàn toàn phát triển, chỉ nên cho trẻ ngồi khoảng 30 phút trở lại. Trong những chuyến hành trình dài, hãy dừng xe nghỉ ngơi đúng lúc để bé không bị mệt mỏi.

Bạn cũng có thể để trẻ nằm trong nôi xách tay, chú ý thắt dây an toàn nếu có hoặc thắt dây an toàn ba điểm trên xe. Bạn cũng nên phủ lưới an toàn trên nôi để tránh việc bé bị văng ra ngoài khi xảy ra va chạm. Ngoài ra, bạn nên đặt nôi sao cho đầu của trẻ hướng về giữa xe, điều này giúp giảm chấn thương cho bé nếu có va chạm ở thân xe.

Các biện pháp an toàn đối với trẻ từ 9 tháng đến 4 tuổi

Đối với các trẻ nặng từ 9-19 kg, bạn có thể để bé ngồi trên ghế thiết kế cho trẻ nhỏ. Nếu đặt bé ngồi ở hàng ghế trước thì nên quay ghế cho bé quay mặt về phía sau và ngược lại. Tuy nhiên, các nhà an toàn khuyến nghị nên cho bé quay mặt về phía sau để an toàn hơn.
 
Kinh nghiệm di chuyển an toàn với trẻ nhỏ trong xe hơi 4

Ngoài dây an toàn trên ghế cho trẻ, bạn cũng nên thắt thêm đai an toàn ba điểm có trên xe. Lưu ý, tắt chức năng túi khí bên hông nếu đặt trẻ ngồi ở hàng ghế trước.

Các biện pháp an toàn đối với bé từ 3-6 tuổi

Đối với nhóm trẻ ở độ tuổi này, bạn nên đặt bé vào ghế thiết kế đặc biệt và để bé ngồi ở hàng ghế sau, việc thắt đai an toàn ba điểm là bắt buộc.

Kinh nghiệm di chuyển an toàn với trẻ nhỏ trong xe hơi 5

Bạn cũng có thể lót thêm đệm để bé ngồi được thoải mái hơn. Khi thắt dây an toàn, cần chú ý để dây bắt chéo qua ngực và vai của bé. Nếu dây an toàn bắt qua cổ bé thì bạn cần lót thêm đệm để bé ngồi cao hơn và cũng để tránh chấn thương cổ cho bé khi xảy ra tai nạn.

Kinh nghiệm di chuyển an toàn với trẻ nhỏ trong xe hơi 6
Thắt dây đai an toàn cho trẻ đúng cách.

Các biện pháp an toàn đối với trẻ cao hơn 135 cm

Các bé cao hơn 135 cm có thể ngồi ghế và thắt dây an toàn như người lớn.

Kinh nghiệm di chuyển an toàn với trẻ nhỏ trong xe hơi 7

Nguy cơ tiềm ẩn của túi khí đối với trẻ nhỏ

Túi khí được thiết kế để bảo vệ người trưởng thành và càng nguy hiểm hơn khi được bơm căng. Nếu túi khí được đặt quá thấp, ngang tầm mặt của bé thì khi có va chạm xảy ra, trẻ có nguy cơ bị ngạt hoặc bị thương do lực tác động của túi khí trong quá trình bung ra.

Nếu bé nhà bạn nhỏ hơn 12 tuổi, không bao giờ được để bé ngồi ở hàng ghế trước nếu hệ thống túi khí vẫn đang được bật. Nếu trẻ lớn hơn 12 tuổi và muốn được ngồi ở hàng ghế trước thì lưu ý lùi ghế của bé về phía sau càng xa càng tốt.

Nếu xe được trang bị túi khí bên hông ở hàng ghế trước và bạn không thể tắt chúng đi thì bạn không nên để trẻ ngồi ở hàng ghế trước. Với những xe cho phép bạn tắt đi chức năng đó thì hãy nhớ tái kích hoạt khi có người lớn ngồi ở ghế trước.

Lưu ý về an toàn

Lái xe là một trong những việc nguy hiểm nhất mà con người phải làm. Vì vậy, việc chuẩn bị và tuân thủ một số lưu ý về an toàn là rất cần thiết, đặc biệt khi đi có trẻ nhỏ trên xe.

1. Trước mỗi chuyến đi, hãy chắc chắn rằng ghế cho trẻ đã được cố định chắc chắn.

2. Nếu dây an toàn quá rộng, hãy rút ngắn lại sao cho vừa với trẻ nhỏ. Nếu như dây an toàn vẫn lỏng lẻo thì bạn có thể lót thêm đệm cho bé để giúp bé ngồi chắc chắn hơn.

3. Tất cả trẻ nhỏ trên xe cần phải ngồi chắc chắn trên ghế ngồi thiết kế cho trẻ. Những bé lớn hơn cần được thắt dây an toàn.

4. Không cho xe di chuyển cho đến khi mọi người đều đã thắt dây an toàn.

5. Không hò hét trên xe khiến tài xế bị phân tâm.

6. Chỉ người lớn mới được phép tháo dây an toàn cho bé và cũng không nên dạy bé cách tự tháo dây an toàn.

7. Nếu trẻ tự tháo dây an toàn thì hãy dừng xe và thắt lại dây an toàn cho trẻ.

8. Không để các vật lớn và nặng trên đặc biệt là ở ghế sau hoặc kệ để đồ vì chúng có thể xô về phía trước gây chấn thương cho trẻ cũng như người ngồi trên xe nếu xảy ra tai nạn. Những thứ lớn và nặng nên cho vào cốp xe.

9. Không để trẻ ngồi một mình trên ghế vì trẻ có thể vô tình làm mình bị thương hoặc quấn dây an toàn xung quanh cổ dẫn đến ngạt thở.