Đạp xe lâu có thể gây chứng bất lực, vô sinh ở nam giới

Xu thế đạp xe hiện nay đang nở rộ trong 1 bộ phận không nhỏ người dân ở các thành phố lớn. Tuy nhiên, đi xe đạp trong 1 thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến số lượng tinh trừng và dẫn đến chứng bất lực, vô sinh ở nam giới. Áp lực từ yên xe đạp có thể làm hỏng các mạch máu và dây thần kinh chịu trách nhiệm cho “cậu nhỏ” cương cứng và làm tăng nguy cơ thương tích.
 
Sau đây là 6 biện pháp làm giảm thiểu tác động của việc đạp xe hàng ngày tới cơ quan sinh sản nam giới:

1. Chọn yên xe: Yên xe nên bằng phẳng, mặt phẳng đủ để tiếp xúc toàn bộ phần xương chậu. Chất liệu yên mềm, hiện nay đã có nhiều loại yên với chất liệu silion rất êm ái khi sử dụng.
 
6 cách bảo vệ "cậu nhỏ" khi đạp xe 1
Yên Silicon là loại yên đang bán khá nhiều hiện nay làm giảm chấn thương vùng kín

Chiều cao yên không nên để quá cao, nên để đầu gối hơi cong khi hết vòng pedan để giảm áp lực từ vùng trên. Tuy đây không phải cách hay để tập đạp xe, nhưng là cần thiết cho cậu nhỏ của bạn.

2. Đạp xe từng quãng ngắn: Không nên ngồi trên xe quá 1 tiếng. Nên xuống giải lao sau mỗi 30 phút đạp xe. Ngoài ra, khi đạp xe, bạn cũng nên nhổm lên để đạp 10 phút 1 lần.

3. Chọn khung xe phù hợp: Kích thước khung rất quan trọng với mỗi người đi xe, đừng bao giờ chọn xe quá khổ so với chiều cao của bạn. Vì chấn thương khi va đập bất ngờ với thanh gióng xe sẽ gây tổn hại lớn.

6 cách bảo vệ "cậu nhỏ" khi đạp xe 2
Đạp xe đúng cách để có mang lại sức khỏe toàn diện

4. Cân nặng: Nếu bạn có 1 trọng lượng lớn hơn tiêu chuẩn so với chiều cao. Thì bạn nên kết hợp đạp xe cùng chạy bộ và các môn thể thao khác để giảm cân. Nếu chỉ tập thể dục bằng việc đạp xe, bạn sẽ chịu hậu quả nặng nề hơn nhiều so với số cân mình vừa giảm được.

5. Cảm giác tê vùng kín: Nếu trong lúc đạp xe bạn bị mất cảm giác ở bộ phận sinh dục, đó là lúc các dây thần kinh và các mạch máu bị chèn ép và khó lưu thông trong 1 khoảng thời gian. Hãy lập tức ngừng đạp xe và tìm biện pháp khắc phục trong các lưu ý trên.

6. Môi trường: Đạp xe trong môi trường khói bụi sẽ độc hại gấp 3 lần đi xe máy (TOV). Mồ hôi tiết ra nhiều, nhịp tim đạp nhanh, hô hấp mạnh hơn… tiếp xúc với môi trường khói bụi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đội ngũ tinh binh. Vì vậy, nếu đạp xe trong môi trường khói bụi, ô nhiễm, tắc đường thì bạn nên sử dụng khẩu trang.