img
Isle of Man TT Cuộc đua của những gã điên thách thức thần chết - Ảnh 1.

Isle of Man TT Cuộc đua của những gã điên thách thức thần chết - Ảnh 2.

Sơ đồ đường đua.

Isle of Man TT (Isle of Man Tourist Trophy), diễn ra vào tháng 5 hoặc tháng 6 hàng năm, được lấy tên theo địa danh nơi cuộc đua diễn ra là đảo Isle of Man, nằm giữa Liên hiệp Anh và Ireland. Trên đảo có nhiều đường nhỏ hẹp và lắt léo nên đã thu hút những người mê đua xe tìm đến thử sức. Isle of Man TT không chịu sự quản lý và bảo trợ của Liên đoàn Môtô thể thao Quốc tế (FIM), nó là giải đua tự phát, do địa phương nơi cuộc đua diễn ra tự tổ chức. Nói phũ hơn thì Isle of Man TT là giải đua "làng".

Giải đua đầu tiên Tourist Trophy (TT) được tổ chức vào năm 1907, dài 15 dặm (24km). Năm 1911, đường đua được kéo dài lên tới gần 61 km quanh khu vực núi Snaefell và đây cũng là đường đua được sử dụng đến tận ngày nay.

Hàng năm, đường công cộng sẽ được đóng trong 2 tuần để phục vụ làm đường đua cho Isle of Man TT Chính vì thế nên bạn đừng kỳ vọng vào cái gọi là "chuẩn đường đua", đây là đường làng bình thường được tận dụng. Đã thế đường lại còn bé, trong khi trường đua chính thức có tường bảo vệ bằng lốp xe với mút xốp thì ở Isle of Man toàn tường đá với cột điện, ông nào mắc lỗi mà phang vào đấy thì cứ xác định đi.

Isle of Man TT Cuộc đua của những gã điên thách thức thần chết - Ảnh 3.

Rào chắn là bức tường đá, rất đẹp và nên thơ, nhưng cực kỳ nguy hiểm.

Ấy nhưng bạn đừng có nghe là giải đua làng mà xem thường, cái làng này ăn nên làm gia từ ngày mở giải đua cho các tay chơi đến tham dự. Mỗi năm có giải đua là dân địa phương này lại được một mùa bội thu từ việc cung cấp dịch vụ lưu trú, giải trí, ăn chơi thâu đêm suốt sáng cho vận động viên tham gia đua và người xem. Cứ tính trung bình mỗi mùa giải đua diễn ra thì "làng" Isle of Man đón trung bình khoảng 30.000 lượt khách, nhẩm ra cũng một đống tiền chứ không ít đâu.

Isle of Man TT Cuộc đua của những gã điên thách thức thần chết - Ảnh 4.

Một trong những bãi cắm trại cho khán giả đến xem giải đua

Thu được nhiều tiền là thế nhưng giải thường cho người thắng cuộc chỉ vỏn vẹn 18.000 Bảng Anh, loanh quanh tầm 545 triệu Đồng, cũng chỉ bằng một nửa giá trị của chiếc xe mà mấy anh không sợ chết mang đến để đua. Tính ra nếu vô địch, tiền thắng giải quá bằng tiền sửa xe.

Giải thưởng "bé" thế thôi mà năm nào cũng bao nhiêu người đăng ký tham gia đua ở đủ các nội dung, không phải để tranh giải mà là để "thách thức bản thân và giới hạn tốc độ". Đấy là Ban tổ chức nói thế, chứ tôi lại nghĩ khác.

Thẳng thắn mà nói, Isle of Man TT là cuộc đua của những "gã điên" nghiện Adrenaline và thích trêu đùa với thần chết.

Isle of Man TT Cuộc đua của những gã điên thách thức thần chết - Ảnh 5.

Có năm hạng mục đua mô tô– Superbike, Senior, Superstock, Supersport và Lightweight. Các cuộc đua lớn gồm sáu vòng với chiều dài gây sửng sốt lên đến 365 km trong thời gian chỉ hơn 1 giờ 45 phút. Một thống kê quan trọng đó là tính tốc độ trung bình của một tay đua khi hoàn thành một vòng đua. Kỷ lục nhanh nhất ghi nhận được thuộc về tay đua John McGuinness, với tốc độ bình quân 211,75 km/h. Tức là bạn chờ được cô bạn gái của mình trang điểm mặc đồ xong, thì McGuinness đã từ Hà Nội ra check in Sầm Sơn tắm biển, ăn hải sản được rồi.

Isle of Man TT Cuộc đua của những gã điên thách thức thần chết - Ảnh 6.

John McGuinness, tay đua giữ kỷ lục tốc độ trung bình khi hoàn thành một vòng đua nhanh nhất là 211,75 km/h.

Isle of Man TT Cuộc đua của những gã điên thách thức thần chết - Ảnh 7.

Nguy hiểm đối với tính mạng và tổn thương cơ thể khi tham gia Isle of Man TT xuất phát từ hai yếu tố tốc độ cực cao và đường đua hẹp với 264 khúc cua gắt và hai bên đường đua chỉ được rào bởi các vật hết sức nguy hiểm như tường đá và cột điện mà chắc hẳn không một tay đua nào mong muốn đâm phải.

Một nguy hiểm nữa có thể dễ dàng nhận ra đó là việc khán giả đứng ngay sát đường đua để quan sát, cổ vũ, la hét mà không có hàng rào ngăn cách. Khi có sai sót xảy ra thì hậu quả thật kinh khủng.

Riêng giải đua năm 2017 vừa rồi, đã có 3 tay đua tử vong tại đường đua tử thần này, trong đó có những tay đua tuổi đời còn rất trẻ Van den Hoek, 28 tuổi. Năm 2016, con số tay đua tử vong là 4 người, và tính chung trong 120 năm lịch sử, đã có hơn 240 tay đua thiệt mạng.

img
img

Rõ ràng với tính chất tàn khốc nguy hiểm như vậy thì IMTT không phải là nơi cho những tay đua yếu bóng vía muốn thử sức.

Vậy có quá không, khi mệnh danh các tay đua trên đấu trường IMTT là "Những gã nghiện Adrenaline và thích trêu đùa thần chết"?

Adrenaline là hóc-môn do cơ thể tiết ra khi chúng ta đối diện với tình huống nguy hiểm. Thời điểm ở vận tốc cao là lúc đòi hỏi người chạy xe phải tập trung cao độ, khả năng quan sát, làm chủ và phản xạ tốt nhất. Adrenaline thường tiết ra vào lúc này.

Isle of Man TT Cuộc đua của những gã điên thách thức thần chết - Ảnh 9.

Không biết với các bạn biker khác thế nào, nhưng với tôi thì bắt đầu từ vận tốc 160 km/h là Adrenaline bắt đầu tiết ra rồi. Lúc đấy cảnh vật gần như trong ảnh trên ấy, cảnh vật hai bên lướt qua rất nhanh và bắt đầu nhòe đi do đồng tử nở to ra, theo như dân nhiếp ảnh là mở rộng khẩu ra, nên độ sâu trường ảnh hẹp lại, khiến vùng nét cũng bị thu nhỏ. Lúc đấy thực sự tôi rất phấn khích, nhưng vẫn rất bình tĩnh, mắt chỉ có tập trung vào một điểm xa tít tắp phía trước thôi. Còn lại phụ thuộc vào phản xạ và cách xử lý. Các bạn từng chạy ở vận tốc cao chắc sẽ hiểu cảm giác phấn khích lúc đó.

Với những người đã trải qua cảm giác phấn khích này và làm chủ được nó, chinh phục lằn ranh sinh tử trong tích tắc, thì khả năng "nghiện" là rất cao.

Những khoảnh khắc đẹp của Isle of Man TT 2016.


Isle of Man TT Cuộc đua của những gã điên thách thức thần chết - Ảnh 11.

Ngoài sự kiện đua chính cho các tay đua chuyên chuyên nghiệp thì Isle of Man TT còn có một sự kiện nhỏ hơn có tên gọi là Mad Sunday.

Mad Sunday là sân chơi chung của tất cả các tín đồ tốc độ có mặt tại giải đua Isle of Man TT. Đây là sự kiện mở dành cho tất cả những người đến xem giải đua. Bất kỳ ai cũng có thể tham gia vào sự kiện đua tập thể này, từ chuyên nghiệp, nghiệp dư cho đến phong trào. Mad Sunday không hề có quy định gì về tốc độ hay phương tiện, người tham gia có thể sử dụng môtô, ô tô hay thậm chí là xe tải, miễn là phương tiện có bánh xe.

img
img
img
img
img
img
img
img
img

Nói một cách dân dã, đây là nơi mà các "dân tổ" được thoải mái đua một cách hợp pháp, chẳng phải suy nghĩ gì về lực lượng hành pháp hay các phương tiện cùng lưu thông cả. Chỉ cần hết ga hết số rồi tận hưởng cảm giác phấn khích là đủ. Từ cái tên sự kiện lẫn nội dung đều cho thấy chẳng có gã nào tham gia sự kiện này là người bình thường cả. Tóm lại, Isle of Man TT nói chung và Mad Sunday nói riêng thực sự là cơ hội vàng để những con nghiện Adrenaline được thỏa mãn. 

Vậy đó, Isle of Man TT, hấp dẫn như một nụ hôn của thần chết, nhưng hàng năm mọi người vẫn tham gia một cuộc đua bất chấp nguy hiểm thương vong rất cao. Cuốn That Near Death Thing của tác giả Rich Broadbent nói về IMTT có đề cập đến điều này. Ngay tựa đề sách cuốn sách đã khái quát rất hay: Cái chết cận kề. Một trích dẫn từ tay đua Guy Martin để lý giải cho điều này:

Isle of Man TT Cuộc đua của những gã điên thách thức thần chết - Ảnh 13.

"Khoảnh khắc sự sống và cái chết cận kề lúc xảy ra va chạm là một thời khắc tôi sẽ không bao giờ quên. Nó khắc sâu trong tôi như một điểm mốc đặc biệt, tiền bạc không thể mua được điều đó. Cuộc đời này được thanh tẩy quá mức với những điều cấm kỵ, với những lời khuyên về an toàn, sức khỏe….. Nếu giải đua này an toàn, tôi sẽ chẳng thèm tham gia nó."

Thế Hiển, Mai Hoa
nhatanhngx, Quỳnh.
Theo Trí Thức Trẻ03/02/2017