Chặng đua F1 Grand Prix Hà Nội bị hoãn đến bao giờ?

Theo thông báo, FIA, F1, UBND Thành phố Hà Nội, VMA và VGPC sẽ phối hợp chặt chẽ, theo dõi diễn tiến của dịch COVID-19 để lựa chọn thời điểm khác, an toàn và phù hợp cho chặng đua và sẽ thông báo kịp thời tới công chúng. Chặng đua tại Hà Nội được dự đoán sẽ diễn ra khi dịch COVID-19 được kiểm soát hoặc chấm dứt.

Giải đáp những khúc mắc lớn về chặng đua F1 nghìn tỷ hoành tráng nhất Việt Nam bị huỷ vì COVID-19 - Ảnh 1.

Khán giả Việt Nam sẽ phải chờ F1 đến khi dịch bệnh được kiểm soát.

Vậy những ai đã mua vé vào cửa sẽ ra sao?

Tới thời điểm hiện tại vẫn chưa có thông tin chính thức rằng đối với những ai đã mua vé vào cửa có được hoàn tiền hay không. Tuy nhiên, thông tin khách hàng, lịch sử mua vé sẽ được bảo lưu cho tới khi giải đua được khởi tranh trở lại.

Chặng đua F1 tại Việt Nam tốn bao nhiêu tiền để tổ chức?

Theo Raconteur, nhân sự là khoản khiến các nhà tổ chức đau đầu nhất. Họ cần tuyển dụng khoảng 600 nhân sự để xây dựng trường đua, trong đó đa số là các kỹ sư, công nhân thời vụ. Bên cạnh đó là chi phí cho hơn 500 tình nguyện viên, nhân viên an ninh cùng tối thiểu 120 lính cứu hỏa. Tốn kém nhất là thuê các nhà quản lý, chuyên gia và nhân viên tiếp thị. Tổng chi phí cho nhân sự có thể lên tới 16 triệu USD (tương đương với 371 tỷ đồng).

Việc xây dựng những khán đài tạm tốn khoảng 14 triệu USD (khoảng 330 tỷ đồng). Theo tiêu chuẩn của Liên đoàn ô tô Quốc tế, một chặng đua hoàn hảo cần có các khán đài với sức chứa tối thiểu 80.000 chỗ ngồi. Kèm theo đó là các công trình đảm bảo an toàn như hàng rào chắn, cần cẩu và khoảng 350 bình chữa cháy được đặt cách nhau 15 mét trên đường đua để phục vụ công tác cứu hộ với chi phí là 4,5 triệu USD.

Giải đáp những khúc mắc lớn về chặng đua F1 nghìn tỷ hoành tráng nhất Việt Nam bị huỷ vì COVID-19 - Ảnh 3.

Một chặng đua đường phố có thể tiêu tốn số tiền không hề nhỏ.

Ngoài ra, còn rất nhiều khoản chi lặt vặt khác như thuê văn phòng, địa điểm quảng bá, bảo hiểm... hết khoảng 6-8 triệu USD. Trung bình, mỗi chặng đua đường phố tiêu tốn khoảng 57 triệu USD (khoảng 1.300 tỷ đồng) để tổ chức hàng năm.

Bên cạnh đó, nguồn thu rất lớn từ việc bán vé cũng không còn. Theo thống kê, tính từ khi Giải đua xe F1 Việt Nam 2020 phát động cho đến nay đã có hơn 100.000 du khách đăng ký đến Việt Nam tham dự sự kiện. Trong đó, lượng khách đến từ Anh chiếm tỷ lệ lớn với khoảng 40.000 người.

Đường đua F1 tại Việt Nam đã hoàn thiện đến đâu?

Một số đoạn đường đã được dựng rào chắn bê tông nhằm đảm bảo an toàn và được trải nhựa đường mới nhằm cải thiện chất lượng mặt đường. Nhiều khán đài đã được lắp ráp xong để phục vụ các khán giả đến xem. 

Tuy nhiên, có vẻ còn một số hạng mục chưa hoàn thiện xong, vật liệu xây dựng vẫn còn nằm ngổn ngang.

img
img
img
img
img
img
img

Lịch trình các chặng đua F1 2020 sẽ thay đổi như thế nào?

Sau khi chặng đua F1 diễn ra tại Trung Quốc bị hoãn, hai chặng khác là Bahrain, Việt Nam cũng chính thức đưa ra thông báo tương tự. Đối với chặng đua Australian, đến nay chặng đua này đã chính thức bị hủy. Nối tiếp sau chặng đua tại Trung Quốc là Hà Lan và Tây Ban Nha cũng đang trong quá trình cân nhắc liệu có hủy hay không.

Tuy nhiên theo Motorsport, nhiều khả năng chặng đua đầu tiên sẽ được lựa chọn diễn ra tại Baku, Azerbaijan vào đầu tháng 6 tới đây.

Giải đáp những khúc mắc lớn về chặng đua F1 nghìn tỷ hoành tráng nhất Việt Nam bị huỷ vì COVID-19 - Ảnh 5.