Theo Trung tâm Dữ liệu An toàn Giao thông Đường bộ Mỹ, tỷ lệ tử vong trong các vụ tại nạn xe chở khách vào ban đêm cao gấp 3 lần so với ban ngày. Chính vì thế, việc mẫu xe tự hành Ford Fusion Hybrid có thể hoàn thành một nhiệm vụ được coi là “bất khả thi” đối với ngay cả những tay lái kỳ cựu nhất, đó là tự động vận hành, không đèn pha xuyên qua một cung đường sa mạc trong màn đêm.

img

Video thử nghiệm Ford Fusion Hybrid tự chạy trong đêm tối thông qua hệ thống LiDAR.

Đây là cuộc thử nghiệm nằm trong Chương trình Di chuyển Thông minh của Ford (Ford Smart Mobility) và được thực hiện bởi Trung tâm thử nghiệm xe thực địa Ford Arizona. Trung tâm này đã thử nghiệm thành công hành trình xuyên sa mạc trong đêm của Ford Fusion Hybrid. Đây được coi là một cột mốc quan trọng, chứng minh rằng ngay cả trong điều kiện không trang bị camera, thiết bị hoạt động dựa trên ánh sáng, thì công nghệ LiDAR của Ford làm việc với phần mềm lái xe ảo, vẫn đủ mạnh để điều khiển vô lăng chuẩn xác trên những cung đường.

Một chiếc xe vận hành lý tưởng nhất vẫn là khi được trang bị cả ba mẫu cảm ứng: radar, camera và LiDAR. Trong đó, LiDAR được viết tắt từ cụm Light Detection And Ranging là thuật ngữ để chỉ một công nghệ viễn thám mới, chủ động, sử dụng các loại tia laser để khảo sát đối tượng từ xa. Dữ liệu thu được của hệ thống là tập hợp đám mây điểm phản xạ 3 chiều của tia laser từ đối tượng được khảo sát.

Để xác định phương hướng trong bóng đêm, những chiếc xe tự lái của Ford sử dụng bản đồ 3D có độ phân giải cao, tích hợp đầy đủ các thông tin về các cung đường, vạch kẻ đường, điều kiện địa hình, địa vật như các biển báo giao thông, cây cối, nhà cửa... Các xung mạch LiDAR cho phép chiếc xe biết vị trí chính xác nó đang ở đâu trên đường, hợp nhất với các dữ liệu từ radar để hoàn thiện khả năng cảm ứng của xe tự hành.


Bộ thu phát sóng được trang bị trên xe Ford Fusion Hybrid.

Bộ thu phát sóng được trang bị trên xe Ford Fusion Hybrid.

Trong các cuộc thử nghiệm trên sa mạc, các kỹ sư của Ford phải sử dụng kính thể thao nhìn xuyên màn đêm để giám sát hoạt động bên trong lẫn bên ngoài của chiếc Fusion. Họ có thể quan sát được LiDAR tạo ra một mạng lưới các tia hồng ngoại bao quanh khu vực mà xe di chuyển. Các cảm biến của LiDAR phát ra 2,8 triệu tia laser/ giây để quét chính xác môi trường xung quanh.

Nhờ có công nghệ cảm biến LiDAR, những chiếc xe tham gia thử nghiệm không bị phụ thuộc vào ánh sáng ban ngày hay camera để nhận biết các vạch sơn trắng trên đường” - ông Jim McBridge, Trưởng bộ phận kỹ thuật xe tự hành cho biết. “Trên thực tế, LiDAR cho phép các xe tự hành có thể di chuyển hiệu quả trong đêm không kém ban ngày”.


Trong bóng đêm, Ford Fusion Hybrid phát ra 2,8 triệu tia laser mỗi giây để định vị đường đi.

Trong bóng đêm, Ford Fusion Hybrid phát ra 2,8 triệu tia laser mỗi giây để định vị đường đi.

Ngồi bên trong xe, tôi có thể cảm thấy nó đang chuyển động, nhưng đến khi nhìn ra ngoài cửa sổ, tôi chỉ thấy bóng đêm”, Wayne Williams, kỹ sư kiêm nhà nghiên cứu của Ford, mô tả. “Khi ngồi ở hàng ghế sau, tôi sử dụng máy tính để theo dõi sự vận hành của chiếc xe. Rõ ràng chiếc xe đã di chuyển trên những cung đường quanh co một cách hoàn toàn chính xác.”

Sau hơn một thập kỷ nghiên cứu xe hơi tự hành , Ford đã và đang nỗ lực để hoàn thành công nghệ tự lái hoàn toàn theo định nghĩa của Hiệp hội kỹ sư ô tô quốc tế Cấp độ 4 (SAE International Level 4) là không có sự can thiệp và kiểm soát của người lái vào sự vận hành của xe. Năm nay, số lượng xe tự hành được mang vào thử nghiệm của Ford sẽ tăng lên gấp 3 lần, nâng tổng số xe lên khoảng 30 chiếc Fusion Hybrid sedan được thử nghiệm ở California, Arizona và Michigan.