Cuối năm, ai cũng có những dự định Tết cho riêng mình. Có lẽ điều đầu tiên mọi người nghĩ tới là “refresh” để chuẩn bị tinh thần hứng khởi, sẵn sàng cho năm mới. Và những chủ nhân xế hộp chắc hẳn không thể quên được “người bạn” đã đồng hành với mình trong suốt một năm trời. Những chiếc xe rất xứng đáng được “tân trang” lại trong dịp Tết. Không chỉ làm mới bề mặt bên ngoài, công đoạn bảo dưỡng nội thất của xe cũng có rất nhiều điều đáng chú ý.

Tùy vào từng loại xe cũng như kích cỡ, công việc dọn và bảo dưỡng nội thất có thể mất từ 5 – 6h. Tùy theo từng loại xe, tổng chi phí cho tất cả các bộ phận có thể "tiêu tốn" từ 1,8 - 3,5 triệu đồng đối với các loại xe sedan 4 chỗ, và 2,5 - 5 triệu đồng cho các dòng SUV 7 chỗ. Bù lại, những chiếc xế sẽ được lau dọn kỹ càng và sạch sẽ. Công việc này bao gồm khá nhiều bước, được chia thành 3 công đoạn chính: Dọn – Dưỡng – Khử mùi sinh học. Nắm được những điều này, các chủ xe sẽ đảm bảo được rằng gara không bỏ sót chi tiết nào trên xe.

Công đoạn 1: Dọn nội thất của xe

Để bắt đầu, các nhân viên sẽ tiến hành tháo các bộ phận thảm, nẹp sàn và hút bụi toàn bộ phần nội thất. Thông thường, chiếc xe của bạn sẽ được chia ra làm ba phần: Khoang trước, khoang sau và khoang hành lý. Trong quá trình dọn, các đồ đạc ở khoang hành lý như lốp dự phòng, đồ nghề sửa chữa, vật dụng, đồ cá nhân… cũng sẽ được cho ra ngoài. Chính vì vậy, các chủ xe cẩn thận nên để lại những đồ đạc cá nhân ở nhà hoặc cho vào một hộp đựng riêng tránh trường hợp nhầm lẫn. Toàn bộ phần nội thất sẽ được hút bụi, cặn… kỹ càng trước khi bắt đầu tiến hành lau chùi, bảo dưỡng.
 
img
Thảm, nẹp và các vật dụng các nhân trong khoang hành lý sẽ được bỏ ra ngoài và làm sạch

Công đoạn 2: Lau, bảo dưỡng xe
 
Ở công đoạn này, các nhân viên sẽ sử dụng các hóa chất chuyên biệt để làm sạch và bảo dưỡng phần nội thất của bạn. Việc lựa chọn các hóa chất là một phần rất quan trọng, bởi bên cạnh các chi tiết bằng nhựa, thì da là chất liệu dễ cáu bẩn, bám mùi nhưng lại cũng có thể bị trầy tróc, sờn… nếu không được chăm sóc đúng cách. Hiện nay trên thị trường có khá nhiều thương hiệu hóa chất dùng để chăm sóc xe, nhưng các hầu hết các gara uy tín đều lựa chọn sản phẩm chăm sóc nội thất của thương hiệu Sonax. Tất nhiên, giá cả sẽ “nhỉnh” hơn một chút so với các sản phẩm còn lại, tuy nhiên đây được xem là sự lựa chọn sáng suốt để tăng độ bền và đảm bảo chất lượng cho các bộ phận da trên “xế cưng” của bạn.
 
img
Thương hiệu Sonax có rất nhiều sản phẩm phục vụ cho các mục đích bảo dưỡng khác nhau.
img
Khe cửa nóc bám bụi....
 
img
... trông rất sạch sẽ sau khi bảo dưỡng.

Quá trình lau, bảo dưỡng nội thất cũng được chia theo thứ tự: Trần, taplo, ghế, cửa lái khoang trước và khoang sau, cuối cùng là sàn xe. Taplo là nơi tốn nhiều thời gian và yêu cầu người bảo dưỡng tỉ mỉ nhất, bởi bộ phận này bao gồm rất nhiều nút, phím điều khiển, các hốc, khe nhỏ… Để tránh làm trầy xước cũng như ảnh hưởng đến các bộ phận của taplo, nhân viên bảo dưỡng sẽ sử dụng các vật liệu mềm như khăn, mút và hóa chất chuyên dụng và lau chùi nhẹ nhàng. Công việc này sẽ “ngốn” ít nhất 1 – 1,5h để hoàn tất.
 
img
Taplo là bộ phận mất nhiều thời gian bảo dưỡng nhất...


img
... bởi bao gồm nhiều nút, phím và các kẽ nhỏ.


Ghế ngồi thường là bộ phận chiếm phần lớn diện tích của xe, chính vì vậy, những chiếc ghế “sáng bóng” sẽ đem lại vẻ “tinh tươm” cho nội thất. Các hóa chất làm sạch “phát huy” khả năng một cách hiệu quả trong quá trình làm sạch bề mặt ghế. Những chiếc ghế, đặc biệt là ghế da dùng lâu ngày thường xuất hiện những mảng bám sẫm màu trên bề mặt, là nơi “tụ tập” của rất nhiều vi khuẩn, và cũng là “nguồn gốc” của những mùi khó chịu trên xe bạn. Nếu chỉ dùng các dung dịch xà phòng, nước tẩy rửa thông thường sẽ rất khó làm sạch bề mặt ghế, thậm chí có thể khiến bề mặt bị tổn hại nghiêm trọng. Trên các dòng xe đắt tiền hoặc xe mới sản xuất, ghế da thường được tráng một lớp cao su rất mỏng nhằm tăng khả năng cách nhiệt. Vì vậy, nhân viên bảo dưỡng không lành nghề chỉ cần mạnh tay chà xát có thể khiến lớp cao su này bị bong tróc dễ dàng.

img



img
Ghế ngồi da cần hết sức tỉ mỉ khi bảo dưỡng để tránh làm hỏng hay ảnh hưởng đến chất liệu.

Các bộ phận kề sát ghế ngồi cũng là nơi quan trọng, không nên bỏ sót. Chân ga, côn, phanh… thường là nơi “lưu trữ” cát, bụi dưới đế giày của tài xế. Ở các hốc nút bấm điều khiển bên cánh cửa hay thanh trượt chân ghế, người thợ bảo dưỡng sẽ dùng súng hơi xịt sạch cặn, bụi trước khi tiến hành lau bằng hóa chất. Trong quá trình bảo dưỡng, cần chú ý không để hóa chất bị phun vào bề mặt loa, nhất là phần loa gắn ở cánh cửa.

img

img
Các khe, kẽ xung quanh ghế là nơi tích trữ rất nhiều bụi bặm

Khi xem xét lại tổng thể nội thất chiếc xe của mình sau khi đã được bảo dưỡng, nhiều người thường bỏ qua bộ phận dây an toàn. Sau khi đã vệ sinh các cánh cửa, người thợ sẽ kéo toàn bộ dây an toàn ra và dùng bàn chải mềm chà sạch sẽ. Với chức năng đảm bảo an toàn cho người ngồi trong xe, dây an toàn cũng là nơi rất dễ bị bám bẩn. Thường được thiết kế bằng chất liệu vải, nên bộ phận này có khả năng bị xù lông tơ nếu chà xát quá mạnh bằng các vật dụng cứng.
 
img
Cần lưu ý nhẹ nhàng khi làm sạch dây an toàn

Cửa kính xe là bộ phận quen thuộc và có vẻ “dễ dàng” khi làm sạch. Tuy nhiên điều đó cũng không hẳn đúng. Trong quá trình sử dụng, chủ xe thường “dễ dãi” trong việc chọn gara rửa xe. Nếu gara bạn chọn sử dụng nước giếng khoan, lâu ngày sẽ khiến bề mặt kính xuất hiện mốc váng. Điều này cũng có thể bị gây ra bởi nước mưa, cặn bẩn, và việc làm sạch chúng cần tới sự “trợ giúp” đắc lực của hóa chất chuyên dụng và máy đánh bóng. Các nhân viên bảo dưỡng sẽ băng kín mép gioăng kính ngoài để tránh máy móc làm mòn bộ phận này.
 
img
Bao quanh phần mép gioăng kính ngoài...


img
... và đánh bóng bằng máy

Tùy thuộc vào độ bẩn của sàn xe mà thời gian làm sạch có thể dài hay ngắn. Tại các gara uy tín, người thợ bảo dưỡng sẽ tránh dùng các bàn chải bản lớn, lông cứng đề chà xát bề mặt sàn, vì như vậy sẽ khiến chất liệu nỉ trở nên xơ rối. Sau khi hút bụi, sàn xe sẽ được chà nhẹ nhàng bằng bàn chải nhỏ lông mềm và mút cho tới khi hoàn toàn sạch sẽ.
 
img
Khoang hành lý là một trong những bộ phận được làm sạch cuối cùng


Công đoạn 3: Khử mùi sinh học

Những bộ phận được tháo rời như thảm, nẹp, đồ đạc… cũng sẽ được giặt, làm sạch và lắp lại sau khi toàn bộ công đoạn bảo dưỡng được hoàn tất. Cuối cùng người thợ sẽ tiến hành xịt khử mùi nội thất, và những mùi khó chịu “vương vấn” bạn trong năm cũ sẽ biến mất hoàn toàn! Hãy tận hưởng chiếc ghế da bóng bẩy, vô lăng mượt mà và những cảm giác tươi mới. Một điều tuyệt vời để sẵn sàng cho năm mới!
 
 
Một số địa chỉ gara cho bạn:
Gara Báo Đỏ - Số 4, ngõ 37 Trần Quốc Hoàn, Cầu Giấy
Gara Sonax - 35/17 Đặng Thai Mai, Tây Hồ
Gara SongLong - 25/71 Lê Văn Lương, Nhân chính, Thanh Xuân